Nên cho phép trường ĐH, CĐ tự chủ được “nhập khẩu” chương trình

GD&TĐ - Đó là đề xuất của GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến – Khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) khi góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Góp ý cụ thể vào Mục 2 Chương 8 “Hợp tác quốc tế về giáo dục”, GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến cho răng, các điều và khoản, mục trong chương này tương đối đầy đủ và bao phủ các vấn đề chung nhất về hợp tác quốc tế trong giáo dục.

Đồng thời đã nêu được các quan điểm cơ bản của Nhà nước về hợp tác quốc tế về giáo dục giữa Việt Nam với nước ngoài và ngược lại.

GS Nguyễn Thị Hoàng Yến góp ý thêm: Điều 107 của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) công nhận văn bằng nước ngoài nên chuyển xuống mục 3, Kiểm định chất lượng giáo dục. Theo GS, đặt mục này ở đây có vẻ không được hợp lý lắm và không tương đồng với Điều 105, 106.

Trong Điều 105, 106, nên tách ra hợp tác quốc tế về giáo dục trong giáo dục đại học, cao đẳng và giáo dục phổ thông. Cần thể hiện sự cởi mở hơn, hội nhập quốc tế cao hơn.

Cụ thể, Điều này cần thể hiện rõ hơn và cụ thể hơn quan điểm của Nhà nước là không chỉ khuyến khích mà thúc đẩy và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục của Việt Nam tham gia vào các hiệp hội chuyên môn trong khu vực và Quốc tế để có thể được công nhận trình độ tương đương.

Đối với giáo dục phổ thông, nhà nước nên tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý. Các chương trình của các trường phổ thông nào đủ điều kiện xin được thẩm định để được các Hiệp hội Quốc tế công nhận trình độ tương đương và cấp bằng Tú tài Quốc tế.

Đối với giáo dục đại học, cao đẳng, nên cho phép các trường được tự chủ quyết định chương trình nào “nhập khẩu”, chương trình nào các trường tự xây dựng và yêu cầu được thẩm định để có thể được các Hiệp hội chuyên môn Khu vực hoặc Quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ.

Giáo dục đại học cũng cần thể hiện sự cởi mở hơn về hợp tác quốc tế trong việc đón nhận các sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập và thực tập.

Trong khoản 3, Điều 106, có liệt kê ra 5 hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại tại Việt Nam. Theo GS Nguyễn Thị Hoàng Yến, Điểm a của Khoản 3 nên bổ sung thêm là “liên kết giáo dục, nghiên cứu và đào tạo” (bổ sung thêm Nghiên cứu).

“Tại Điểm d Khoản 3 ghi là: “các hình thức hợp tác, đầu tư khác”, theo tôi cũng nên bổ sung thêm hình thức các trường “ kết nghĩa” hoặc các nhóm nghiên cứu phối hợp/hợp tác với nước ngoài và thực hiện tại Việt Nam. Điều này vừa giúp chúng ta có điều kiện để nâng cao năng lực nghiên cứu, vừa có cơ hội để tuyên truyền và công bố các kết quả nghiên cứu ra với thế giới” –GS Nguyễn Thị Hoàng Yến nêu ý kiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỷ lệ sinh tại Nam Á bắt đầu giảm.

Phụ nữ Nam Á ngại… sinh con

GD&TĐ - Ngày càng nhiều phụ nữ tại Nam Á không muốn sinh con vì những lý do như tài chính, trách nhiệm gia đình, thậm chí là lo sợ về ngày 'tận thế'.