Nên áp dụng kỷ luật tích cực thay vì tạm ngừng học với học sinh vi phạm

GD&TĐ - Theo chuyên gia, mỗi khi có học sinh vi phạm kỷ luật, nhà trường ra quyết định tạm đình chỉ học chỉ giải quyết được 'phần ngọn' chứ chưa triệt để.

Vấn nạn bạo lực học đường có thể xảy ra ở trong hoặc ngoài nhà trường và cần phải được ngăn chặn. Ảnh minh họa: INT.
Vấn nạn bạo lực học đường có thể xảy ra ở trong hoặc ngoài nhà trường và cần phải được ngăn chặn. Ảnh minh họa: INT.

Thời gian qua, trên cả nước diễn ra một số vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường. Thậm chí, có những em đứng xem rồi quay clip mà không hề có sự can ngăn khiến dư luận bức xúc.

Về cách giải quyết, đa số các nhà trường ra quyết định tạm đình chỉ học có thời hạn với học sinh vi phạm, kể cả học sinh đánh bạn lẫn người quay clip. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng chuyên gia giáo dục lại có cách nhìn khác.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Giảng viên cao cấp Học viện Quản lý giáo dục nhìn nhận, bạo lực học đường (BLHĐ) là hiện tượng có thể xảy ra ở bất cứ đâu và mọi lứa tuổi.

Đây là hiện tượng tâm lý bình thường của học sinh trong quá trình phát triển chưa làm chủ được bản thân. Các em chưa có được kỹ năng sống, trong đó có việc chấp nhận sự khác biệt của người khác. Vì thế sẵn sàng thể hiện cái tôi quá mức và xảy ra bạo lực.

Hiện nay, tình trạng BLHĐ diễn ra dưới nhiều hình thức và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Cùng với đó, sự phát triển của mạng xã hội cũng góp phần lan truyền những hình ảnh về BLHĐ ngày càng nhanh hơn. Nhiều học sinh lợi dụng mạng xã hội để quay clip bôi nhọ danh dự của bạn.

Từ thực tế đó, các nhà trường cần tăng cường vai trò giáo dục kỹ năng sống, tuyên truyền để học sinh nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong phòng chống BLHĐ. Đồng thời, thầy cô cần phát hiện sớm những mâu thuẫn trong nội bộ học sinh để ngăn chặn các hành vi bạo lực giữa các em.

Bạo lực học đường có thể xảy ra ở trong hoặc ngoài nhà trường. Vì thế, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cũng như BGH các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác như Đoàn thanh niên, chính quyền, Công an địa phương để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các xung đột từ xa, từ sớm.

Mỗi nhà trường sẽ có cách khác nhau để tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.

Mỗi nhà trường sẽ có cách khác nhau để tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, việc một số trường ra quyết định kỷ luật học sinh vi phạm bằng hình thức tạm ngừng học là chưa mang tính tích cực. Bởi, một trong các phương pháp giáo dục học sinh là kỷ luật tích cực. Đối với học sinh dù vi phạm, thầy cô phải định hướng nhận thức để các em thay đổi hành vi của mình.

Những học sinh vi phạm phải tăng cường gặp gỡ, trao đổi và kết hợp giữa các lực lượng nhằm giáo dục các em. Học sinh phải nhận thức được cái gì sai, cái gì đúng để biết thay đổi chính mình, từ đó hàn gắn các quan hệ đó một cách tốt nhất.

"Vì vậy, thay vì tạm ngừng học có thời hạn với học sinh vi phạm thì các trường cần tiếp tục cho các em đi học. Đồng thời, lực lượng tâm lý học đường cùng giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn cần tích cực tuyên truyền, tư vấn cho học sinh. Nếu ta đẩy các em ra ngoài nhà trường thì ai sẽ giáo dục các em thay nhà trường" - PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh.

Khẳng định tính bức thiết và đúng đắn của chủ trương "kỷ luật tích cực" của ngành Giáo dục đào tạo, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng quan điểm cần có các hình thức linh hoạt khi xử lý học sinh vi phạm. Việc tạm ngừng học có thời hạn với các em đôi khi sẽ phản tác dụng, các em sẽ thể hiện thái độ bất cần mà không nhận thức được những việc mình đã làm là sai thì còn nguy hiểm hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.