Theo chẩn đoán của các chuyên gia nội tiết, chị T. H. đã mắc phải bệnh Basedow (cường giáp, dư iốt). Điều đáng lo ngại nhất, do hiểu bệnh không thấu đáo, khi được chẩn đoán bị bệnh tuyến giáp, chị T. H. lại càng ăn nhiều đồ hải sản để bổ sung iốt. Chế độ dinh dưỡng sai này càng khiến bệnh trạng của chị trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuyến giáp là một cỗ máy im lặng của cơ thể, hầu hết thời gian, nó hoạt động trơn tru đến mức chúng ta quên nó đang tồn tại ở đó. Nhưng cái cơ quan nhỏ hình con bướm này nằm ở đáy cổ giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, nhiệt độ, nhịp tim và nhiều thứ khác, và nếu nó bắt đầu gặp rắc rối, cơ thể sẽ nhanh nhận lấy hậu quả. Tuyến giáp hoạt động kém khi không sản xuất đủ hoóc-môn tuyến giáp - có thể làm tăng cân, chậm chạp, trầm cảm và tăng nhạy cảm với cảm lạnh. Một tuyến giáp hoạt động quá mức, mặt khác, xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoóc-môn, và có thể dẫn đến sụt cân đột ngột, nhịp tim không đều, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu.
Di truyền học, tình trạng tự miễn dịch, căng thẳng và độc tố môi trường có thể làm rối loạn tuyến giáp của bạn và do đó chế độ ăn sẽ giúp người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề của tuyến giáp.

Bệnh nhân bướu giáp đơn thuần: đừng quên vitamin A, magie
Bướu giáp đơn thuần khiến cho tuyến giáp to lên nhưng là bướu lành tính, không gây ra cường giáp hay suy giáp, không u hay viêm. Khoảng 75% bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp thường bị bướu giáp đơn thuần. Người ta còn gọi đây là bướu giáp địa phương. Phần lớn, nguyên nhân đứng đầu là do chế độ ănthiếu iốt, đặc biệt là ở những vùng núi cao, xa biển.
Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần là bổ sung iốt từ muối iốt, thực phẩm như hải sản (tôm, cua, rong biển…).
Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên bổ sung vitamin A, vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất hoóc-môn tuyến giáp, nên cần ăn nhiều trái cây như đu đủ, xoài - những trái cây có màu vàng, trái cây họ cam quýt. Đồng thời, bữa ăn cũng cần nhiều thực phẩm chứa magie như rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi, diếp cá…
Lưu ý, các thức ăn có nguồn gốc từ “cải” như bắp cải, cải xanh, củ cải, bông cải cần phải hạn chế vì trong những thực phẩm này chứa nhiều hợp chất ngăn cản quá trình tổng hợp và sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Những chất này “bắt chết” iốt, tuyến giáp không thể tạo ra hoóc-môn tuyến giáp, nên bắt buộc phải phình to thêm để tăng hoạt động. Rau củ họ “cải” nên luộc trước khi ăn chứ không nên ăn sống.
Cũng bị hạn chế đối với các bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần do thiếu hụt iốt là dung nạp những sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành… hàng ngày. Khoai mì cũng không nên ăn hàng ngày khi đã bị bướu giáp do thiếu hụt iốt.
Bệnh nhân bị suy giáp có một chế độ ăn tương tự với bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần, và phải bổ sung hoóc-môn tuyến giáp mỗi ngày bằng cách uống thuốc tuyến giáp vào buổi sáng, trước bữa sáng 1g. Thuốc không được uống chung với sữa hoặc sản phẩm giàu canxi do làm mất đi tác dụng của thuốc.
Hạn chế iốt khi bị cường giáp
“Tôi nên ăn gì, bác sĩ?” là câu hỏi thường gặp từ bất kể bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần hay cường giáp. Nhiều bệnh nhân đã áp dụng chế độ ăn sai cho bệnh của mình dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn như trường hợp chị T. H. nói trên. Nhiều bệnh nhân cường giáp lại đi kiêng cữ thức ăn của bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần, trong khi ăn những loại thực phẩm đó lại có lợi cho bệnh của mình. Cường giáp, trong đó basedow chiếm 90%, là tình trạng bệnh dẫn đến tuyến giáp to, lan tỏa, cộng thêm những triệu chứng tăng chuyển hóa. Run tay, mắt lồi là những triệu chứng của giai đoạn trễ của cường giáp.
Bệnh nhân tăng chuyển hóa nên cần bổ sung calorie, rau củ cải, hạn chế các thực phẩm bổ sung iốt như hải sản; hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn với bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bổ sung các khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, B6, A, E, C… Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá vì càng làm tăng quá trình chuyển hóa, gây mất nước.
Nếu bệnh nhân có một tình trạng tuyến giáp, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nhưng nếu bệnh nhân có một tình trạng tuyến giáp không được chẩn đoán kịp thời hay không được kiểm soát đúng cách, sẽ có những rủi ro - thậm chí từ chế độ ăn uống không đúng cách và tập các bộ môn không thích hợp. Đó là lý do tại sao bệnh nhân bị tuyến giáp phải đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân hoặc giảm cân, và khó ngủ. Những triệu chứng phổ biến này có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả rối loạn tuyến giáp.
Tập thể dục với cường giáp hoặc không kiểm soát được (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn vì những điều kiện này làm tăng hoặc giảm sự trao đổi chất của con người, tăng tốc hoặc làm chậm nhịp tim. Đối với những người bị cường giáp, tập thể dục cường độ cao có thể “làm nóng” cơ thể một cách nguy hiểm.
Cần tây: Nhiều công dụng nhưng tác dụng phụ hết sức nguy hiểm
Rau cần tây (tên khoa học là: Apium graveolens L.) hiện được trồng phổ biến ở nước ta để làm rau ăn.
Gần đây, cần tây được nhiều người “mách nhau” về tác dụng chữa cao huyết áp, giảm cân. Vậy thực hư công dụng của rau cần tây là gì?
Thực chất, từ thế kỷ 16 tại Châu Âu các nhà khoa học đã phát hiện ra rau cần tây có tác dụng lợi tiểu. Cần tây chủ yếu được dùng phần rễ cr, ngoài ra quả cần tây được dùng cất tinh dầu và gia vị.
Khi du nhập vào Việt Nam, rau cần tây được phát hiện có tác dụng hạ huyết áp. Theo GS. TS. Đỗ Tất Lợi (Tác giả cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), tác dụng hạ huyết áp của cần tây cũng có thể do tác dụng lợi tiểu của loại rau này tạo nên.
Cách chế biến cần tây để hạ huyết áp như sau: Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây cần tây tươi thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Nếu không có cần tây tươi có thể dùng cần tây phơi khô trong bóng râm uống dần.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là uống cần tây hạ huyết áp nên dừng ngay khi có kết quả, không nên lạm dụng.
Ngoài ra, một số thông tin cho rằng cần tây có tác dụng thần kỳ để giảm cân. Nhưng thực chất, thông tin này còn gây nhiều tranh cãi.
Trang web y khoa nổi tiếng của Mỹ NCBI dẫn chứng một người đàn ông uống 4g lá cần tây phơi khô mỗi ngày, kéo dài trong 45 ngày với mục đích giảm cân, đã dẫn đến hậu quả bị cường giáp (một hội chứng bao gồm: bướu cổ, ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh, giảm ham muốn tình dục).
Cần ta (cần nước) giúp thanh nhiệt, chống viêm
Rau cần nước có tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume), là một trong những loại rau thông dụng ở nước ta.
Theo y dược học cổ truyền, rau cần có tính mát, vị ngọt, hơi cay, có công dụng bình can thanh nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu.
Loại rau này được sử dụng trong các bài thuốc giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu. Từ loại rau này, có một số bài thuốc phổ biến sử dụng thảo dược chữa bệnh như:
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp: (1) Rau cần nước tươi 200g, mã dâu linh 15g, tiểu kế 25g, tiểu kế 15g, sắc với 500ml nước, cô còn một nửa, bỏ bã, cô tiếp còn 100ml, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml. (2) Rau cần tươi rửa sạch luộc sôi trong 1-2 phút, vớt ra cắt đoạn trộn với gia vị, dầu vừng và giấm làm thức ăn, nước luộc đem ngâm chân trong 15-20 phút. (3) Rau cần 500g luộc chín lấy nước cho thêm đường vừa đủ uống thay trà trong ngày. (4) Rau cần tươi 250g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp, tăng cholesterol máu: (1) Rau cần nước tươi bỏ rễ, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, giã nát ép lấy nước, chế thêm mật ong hoặc mật mía, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 40ml. (2) Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nát, đem sắc với 10 quả đại táo lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần. (3) Rau cần cả rễ 120g rửa sạch, cắt nhỏ, đem nấu với gạo tẻ thành cháo ăn thường xuyên.
- Bài thuốc chữa đái tháo đường: Rau cần nước 500g, rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng nước sôi chần qua rồi vớt ra thái khúc trộn gia vị ăn thường xuyên.
- Bài thuốc chữa mất ngủ: Rễ rau cần 90g, toan táo nhân 9g, sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc chữa đau đầu: Rễ rau cần lượng vừa đủ, rửa sạch vò nát, đem tráng với trứng gà ăn thường xuyên.
- Bài thuốc chữa đau bụng sau khi đẻ: Rau cần nước 60g, nấu chín chế thêm đường đỏ và một chút rượu mùi, uống lúc đói bụng.
- Bài thuốc chữa viêm phế quản: Rễ rau cần 100g, vỏ quýt 9g, đường 30g. Cho đường vào nồi thắng rồi cho các vị thuốc đã sấy khô sao hơi cháy vào sắc với nước uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa ho lâu ngày: Rau cần nước để cả rễ 500g, rửa sạch vò nát, ép lấy nước, cho thêm một chút muối, đem hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén, dùng liên tục vài ngày.
- Bài thuốc chữa viêm gan mạn tính, tiểu tiện ra máu: Rau cần nước tươi 200g rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, chế thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong nhiều ngày.