Hoạt động NCKH tại ĐH Nha Trang |
Các lĩnh vực được ưu tiên khác là các chương trình, dự án thực hiện chiến lược quốc gia về giáo dục và đào tạo; các chương trình, dự án thực hiện kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người, ưu tiên cho giáo dục phổ cập và giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; các chương trình, dự án nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT và hệ thống cơ quan quản lý giáo dục các cấp và một số lĩnh vực ưu tiên theo nhu cầu của từng giai đoạn và theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Vào tháng 2 hàng năm, các đơn vị chủ động đề xuất danh mục chương trình, dự án cần thu hút, trên cơ sở kết quả vận động ODA và gửi đề cương sơ bộ của từng chương trình, dự án về Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GD&ĐT) để tổng hợp;
Về thẩm quyền, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt chương trình, dự án ODA đối với quyết định đầu tư chương trình, dự án quan trọng quốc gia; phê duyệt chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư; phê duyệt các chương trình dự án hỗ trợ kỹ thuật ngoài các lĩnh vực trên và phê duyệt các chương trình dự án do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt.
Chủ dự án, chủ khoản viện trợ PCPNN, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài. Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chuyên môn tổ chức kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn viện trợ của các đơn vị, dự án.Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục chuyên môn tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ của các đơn vị, dự án.
Về đánh giá chương trình, dự án, để bảo đảm tính khách quan, minh bạch, công tác đánh giá phải được tiến hành bởi chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia, tư vấn độc lập được tuyển chọn theo các quy định hiện hành, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (nếu cần thiết). Công tác đánh giá định kỳ được tiến hành theo 4 giai đoạn chủ yếu sau: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau dự án (đánh giá tác động).
Lập Phương