NATO thừa nhận về F-16

GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây đã thừa nhận, dù quan trọng đối với Ukraine nhưng chỉ mình chiến đấu cơ F-16 sẽ không thay đổi được cục diện.

NATO thừa nhận về F-16

Trong một cuộc phỏng vấn với Bild của Đức, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đánh giá cao việc các nước đồng minh NATO cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và khẳng định rằng, chúng rất quan trọng và sẽ “củng cố” khả năng của Lực lượng Không quân Ukraine.

Nhà lãnh đạo NATO hoan nghênh việc các đồng minh hiện đang nỗ lực làm việc tích cực trong việc tìm kiếm và chuyển giao máy bay F-16cho chính quyền Kiev, đồng thời cũng đang nỗ lực triển khai công tác đào tạo phi công và nhân viên bảo trì cho loại chiến đấu cơ hạng nhẹ này.

Ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh, việc các thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương đang cung cấp F-16 Fighting Falcon, cũng như đào tạo phi công và vũ khí cho loại máy bay này là một ví dụ khác về sự hỗ trợ quân sự đáng kể của các đồng minh NATO dành cho Ukraine.

Đồng thời, Tổng thư ký NATO lưu ý, các máy bay chiến đấu này rất quan trọng vì chúng sẽ củng cố khả năng của Không quân Ukraine trong việc giành lại quyền kiểm soát không phận đất nước, cũng như đẩy lùi các cuộc tấn công trên mặt đất của Lực lượng Vũ trang Nga.

Mặc dù vậy, nhà lãnh đạo NATO cũng thừa nhận rằng, chiếc Fighting Falcon của Mỹ sẽ không trở thành “viên đạn bạc” hay “mũi tên thần” cho Lực lượng vũ trang Ukraine, trong cuộc đối đầu trên không với Nga.

Theo vị quan chức hàng đầu NATO, xung đột Nga-Ukraine là một cuộc xung đột phức tạp, tình thế trên chiến trường không thể thay đổi chỉ bằng một hệ thống vũ khí nào đó. F-16 hay bất cứ loại tên lửa nào dù là hiện đại thế nào cũng không phải là viên đạn bạc có thể thay đổi toàn bộ cuộc chiến.

Một ngày trước đó, Politico dẫn lời một sĩ quan cấp cao của Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng Kiev cần máy bay chiến đấu F-16 vào năm 2023, nhưng triển vọng đến nay vẫn chưa nhận được.

Theo giới truyền thông Ukraine, có ít nhất 10 chiếc F-16 đầu tiên sẽ đến Ukraine vào mùa hè này, sau khi hoàn tất khóa huấn luyện phi công cơ bản và có lẽ chúng sẽ mất một khoảng thời gian không ngắn để có thể đưa vào trực chiến.

Ngoài ra, một số phi công kỳ cựu của Mỹ đã tuyên bố sẵn sàng tình nguyện chiến đấu cho phía chính quyền Kiev để chống lại không quân Nga. Nếu được sự “viện trợ” nhân lực là các phi công lão luyện của NATO, Ukraine có thể sẽ sớm đưa F-16 vào vận hành trên chiến trường.

Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra rằng, quân đội Nga đã sẵn sàng đón nhận sự xuất hiện của máy bay Mỹ và sẽ tiêu diệt chúng. Bộ chỉ huy Nga đã tính toán các khu vực tối ưu để triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 nhằm tối đa hóa tầm phát hiện và tiêu diệt máy bay Mỹ.

Ngoài ra, Nga cũng có nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại hơn F-16 Mỹ như Su-35S, Su-57, cùng một số lượng lớn máy bay có tính năng tương đương là Su-30SM.

Do đó, các phi công NATO và Ukraine sẽ phải rất thận trọng nếu không muốn nhận lấy những thất bại nặng nề trên bầu trời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ