NATO thừa nhận Kiev có thể phải thỏa hiệp với Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Ukraine cuối cùng có thể phải đồng ý với một số thỏa hiệp với Nga để chấm dứt xung đột.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 6/4/2024, người đứng đầu NATO nhắc lại rằng, phương Tây phải hỗ trợ Ukraine về lâu dài “ngay cả khi chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng, chiến tranh sẽ kết thúc trong tương lai gần”.

Ông nói thêm rằng, các nước phương Tây nên đầu tư vào khả năng phòng thủ của Kiev để giúp nước này trở nên kiên cường hơn trong trường hợp xảy ra các hành động thù địch trong tương lai.

Đồng thời, ông Stoltenberg ra hiệu rằng, Ukraine có quyền lựa chọn thời điểm và điều kiện để tìm kiếm hòa bình với Nga.

“Cuối cùng, Ukraine phải là người quyết định loại thỏa hiệp nào họ sẵn sàng thực hiện”, ông Stoltenberg nói, và cho biết thêm rằng, vai trò của phương Tây là giúp Kiev đạt được một lập trường đàm phán có thể tạo ra “kết quả có thể chấp nhận được”.

Quan chức NATO này nhấn mạnh rằng, ông không thúc ép Kiev phải nhượng bộ bất kỳ điều gì, đồng thời khẳng định “hòa bình thực sự” chỉ có thể đạt được khi Ukraine giành chiến thắng.

Đầu tuần này, người đứng đầu NATO đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ ủng hộ Kiev về lâu dài, kêu gọi các thành viên của khối “dựa ít hơn vào các khoản đóng góp tự nguyện,mà hãy tăng cường các cam kết của NATO”.

Theo một số báo cáo, ông Stoltenberg đã đề xuất gói viện trợ quân sự trị giá 100 tỷ euro (107 tỷ USD) trong 5 năm cho Ukraine. Các chi tiết chính xác của sáng kiến ​​này hiện đang được thảo luận.

Trong suốt cuộc xung đột, Moscow luôn khẳng định sẵn sàng đàm phán với Kiev. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã cấm mọi cuộc đàm phán với giới lãnh đạo hiện tại ở Moscow sau khi 4 vùng lãnh thổ cũ của Ukraine bỏ phiếu áp đảo gia nhập Nga vào mùa thu năm 2022.

Nhà lãnh đạo Ukraine đã ủng hộ một công thức hòa bình gồm 10 điểm, bao gồm yêu cầu Moscow rút quân khỏi lãnh thổ mà Kiev tuyên bố là của mình, cũng như thành lập một tòa án để truy tố các quan chức Nga vì cáo buộc tội ác chiến tranh.

Moscow đã bác bỏ sáng kiến ​​này vì cho rằng nó “xa rời thực tế”.

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico hôm 6/4, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine, ông Andrey Yermak, tuyên bố rằng, mặc dù người Ukraine đã mệt mỏi với cuộc xung đột nhưng họ sẽ kịch liệt phản đối bất kỳ thỏa hiệp nào.

Tuy nhiên, tháng trước nhà lãnh đạo Kiev cho rằng, việc quay trở lại biên giới năm 1991 của Ukraine không còn là điều kiện tiên quyết để đàm phán với Nga. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định Kiev phải lấy lại lãnh thổ đã mất vào tay Moscow vào năm 2022.

Moscow cho biết Ukraine phải tính đến thực tế là biên giới của nước này đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi bắt đầu chiến sự.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ