Vì sao nhiều người Mỹ phải bỏ bữa?

GD&TĐ - Một cuộc khảo sát mới cho thấy, một nửa số chủ sở hữu nhà và người thuê nhà ở Mỹ đang gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản thanh toán nhà ở của họ.

Một tấm biển "cho thuê" được dán vào tháng 7/2023 ở Miami, Florida, Mỹ
Một tấm biển "cho thuê" được dán vào tháng 7/2023 ở Miami, Florida, Mỹ

Một cuộc thăm dò mới cho thấy, một nửa số người Mỹ đang phải vật lộn để trang trải chi phí nhà ở ngày càng tăng, và tình trạng thắt chặt tài chính nghiêm trọng đối với nhiều người đến mức cứ năm người thì có hơn một người phải bỏ bữa để trang trải cuộc sống.

Cuộc khảo sát do công ty môi giới bất động sản Redfin có trụ sở tại Seattle thực hiện và công bố hôm 5/4/2024 cho thấy, 50% chủ nhà và người thuê nhà ở Mỹ gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền nhà.

Nhiều người được hỏi cho biết, họ phải hy sinh để đối phó với áp lực lạm phát.

Ví dụ, 22% cho biết, họ đã bỏ bữa, 21% đã bán một số đồ đạc của mình, và tổng cộng 37% hoặc làm thêm giờ hoặc đảm nhận công việc bổ sung.

“Nhà ở đã trở nên nặng nề về mặt tài chính ở Mỹ đến mức một số gia đình không còn đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu khác, bao gồm thực phẩm và chăm sóc y tế, và buộc phải hy sinh rất nhiều, làm thêm giờ và xin tiền người khác để họ có thể trang trải chi phí hàng tháng”, Giám đốc nghiên cứu kinh tế của Redfin, ông Chen Zhao, cho biết .

Giá nhà và giá thuê nhà đã tăng mạnh ở nhiều thành phố của Mỹ, lãi suất thế chấp vẫn tăng cao sau khi đạt mức cao nhất trong 23 năm vào tháng 10 năm ngoái. Redfin cho biết, thu nhập của một hộ gia đình điển hình ở Mỹ thấp hơn khoảng 30.000 USD/năm so với mức cần thiết để mua một ngôi nhà giá trung bình.

Gần 35% số người tham gia cuộc thăm dò cho biết, họ đang đi nghỉ ít hơn hoặc không có kỳ nghỉ nào để theo kịp các khoản thanh toán tiền nhà. Khoảng 18% vay tiền từ bạn bè và gia đình hoặc dùng tiền tiết kiệm hưu trí của họ.

Đối với 16%, tình trạng khủng hoảng tiền mặt khó khăn đến mức họ phải trì hoãn hoặc từ bỏ dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết.

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm vào tháng 6/2022, khiến Cục Dự trữ Liên bang phải tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế giá cả.

Tốc độ lạm phát đã chậm lại kể từ đó, nhưng tốc độ tăng giá đã tăng lên 3,2% so với một năm trước đó vào tháng 2, cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế.

Sự gia tăng làm mờ đi hy vọng rằng, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ sớm bắt đầu đẩy lãi suất xuống thấp hơn.

Nhiều thanh niên Mỹ đã phải từ bỏ căn hộ của mình và chuyển về sống với bố mẹ.

Một cuộc thăm dò của Harris/Bloomberg vào tháng 9 năm ngoái cho thấy, 45% thanh niên từ 18 đến 29 tuổi đang sống ở nhà với bố mẹ hoặc người thân khác, mức cao nhất kể từ những năm 1940.

Hầu hết những người này đã chuyển về quê nhà trong vòng hai năm qua.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.