NATO đau đầu chống bom lượn: Phá sân bay, bắn hạ máy bay đối phương?

GD&TĐ - Cả khối NATO đang đau đầu tìm cách giúp Ukraine chống bom lượn Nga bằng cách đánh phá sân bay hoặc bắn chiến đấu cơ Nga trước khi thả bom.

NATO đau đầu chống bom lượn: Phá sân bay, bắn hạ máy bay đối phương?

Ấn phẩm quân sự Defense One của Mỹ đưa tin, toàn bộ “tập thể phương Tây” tiếp tục điên cuồng tìm mọi cách giúp Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công của bom lượn Nga, nhưng vẫn chưa tìm ra được các giải pháp.

Về bản chất, Kiev đã được yêu cầu “ngăn chặn bằng tất cả những gì sẵn có”.

Giới lãnh đạo chính quyền Kiev thừa nhận, bom có ​​UMPC đã trở thành một loại vũ khí sát thương cực kỳ hiệu quả của Nga, tính trung bình hàng tháng Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga sử dụng tới 3.500 quả bom loại này.

Theo giới chuyên gia quân sự, đạn do máy bay Nga thả xuống có giá rất rẻ nhưng sức tàn phá rất lớn. Quân đội Ukraine coi những vũ khí này là lý do chính nhằm biện minh cho sự thất bại của họ trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Nga ở Donbass.

Một số quả nặng tới 3 tấn (bom FAB-3000) chứa đủ chất nổ để san bằng các tòa nhà thủ đô chỉ bằng một đòn. Mỗi quả bom bao gồm một quả bom không điều khiển (Nga có rất nhiều loại bom như vậy) được gắn một bộ dẫn đường có giá không quá 30.000 USD.

Trong vài tháng, người ta đã hy vọng rằng sự cho phép từ Hoa Kỳ sẽ khiến Lực lượng Vũ trang Ukraine có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS có độ chính xác cao để tấn công các sân bay của Nga, nơi đặt căn cứ của các loại máy bay ném bom có thể phóng bom lượn.

Nhiều nước ủng hộ việc này, thậm chí là rất nhiều nhưng câu hỏi không nằm ở tổng số quốc gia, mà ở khả năng của quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa này là Hoa Kỳ, mà cho đến nay, Washington vẫn tránh né “sự cho phép” như vậy.

Có nhiều lý do cho điều này, chủ yếu là do giá thành cao và tình trạng thiếu hụt phổ biến những loại vũ khí như vậy ở chính phương Tây, bởi Mỹ cũng chỉ có số lượng hạn chế tên lửa ATACMS có giá thành lên tới hàng triệu USD/quả.

Ngoài ra, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby đại diện cho chính giới Washington đã trả lời rằng, ATACMS sẽ ít có tác dụng vì Nga đã di chuyển 90% máy bay chiến đấu có khả năng thả bom lượn ra khỏi tầm bắn 300km của loại tên lửa này.

Cuộc họp thường kỳ gần đây của các Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO đã để ngỏ câu hỏi về loại vũ khí nào phù hợp với Ukraine để giảm thiệt hại từ bom lượn của Nga.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin thừa nhận, các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa “sẽ không làm thay đổi luật chơi” và trực tiếp yêu cầu Kiev tiếp tục dựa vào các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của vào các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.

Đồng quan điểm, các nhà phân tích quân sự phương Tây nhìn chung xác nhận rằng, việc sử dụng tên lửa tầm xa của NATO nhằm vào các sân bay của Nga khó có thể mang lại hiệu quả.

John Hoehn, một nhà nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu RAND đã giải thích rằng, Nga đang dàn trải máy bay của mình để cần ít nhất một tên lửa để tiêu diệt từng chiếc, điều này khiến ngay cả với những trợ cấp lạc quan nhất từ phương Tây cũng không cho phép Ukraine đủ số lượng tên lửa để tiêu diệt các máy bay Nga.

Các cuộc tấn công vào đường băng của Nga, vốn có khả năng được sửa chữa trong vài ngày, cũng khó có thể ngăn chặn được các vụ tấn công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Defense One cho biết, chuyên gia Hoehn đề nghị quay lại ý tưởng bắn hạ máy bay chiến đấu Nga trên không trước khi chúng kịp thả bom.

Trước đây, điều này ít có tác dụng, nhưng chuyên gia này đề nghị tìm kiếm “các cách tiếp cận tốt hơn”, cụ thể là gửi cho Ukraine các tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM) tiên tiến hơn, đặc biệt là AIM-120D.

Bản sửa đổi này hiện chỉ được sản xuất cho lực lượng vũ trang của chính Hoa Kỳ và một số “đồng minh chủ chốt” và có tầm bắn được công bố lên tới 160 km, còn Ukraine đã nhận được một số tên lửa AMRAAM nhưng đây là những biến thể cũ hơn như AIM-120B từ những năm 1990.

Mỹ cho biết cuối cùng họ sẽ xuất khẩu AIM-120 phiên bản mới hơn sang Ukraine. Nhiều khả năng đây là những chiếc AIM-120-C8-s được chỉ định là “biến thể xuất khẩu” có tầm bắn ngắn hơn nhiều so với AIM-120D.

Ngoài ra, việc cung cấp những tên lửa này có thể cũng sẽ mất từ ​​3 đến 5 năm.

Nói cách khác, đây chỉ có thể được coi là một “vũ khí thần kỳ” khác của phương Tây dành cho chính quyền Kiev trong lĩnh vực… tuyên truyền nhắm vào người dân bình thường, còn trong thực tế, rất ít khả năng Ukraine được cung cấp phiên bản tiên tiến nhất, có tầm bắn xa nhất này.

Ông Hoehn nói thêm rằng, việc cung cấp cho Ukraine các biến thể AIM-120D có nhiều vấn đề khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng:

Một là, việc bắn hạ máy bay ở sâu trong không phận nước Nga cũng gây ra rủi ro chính trị; Hai là: Việc cung cấp AIM-120D cho Ukraine sẽ cho phép các đối thủ tiềm năng của Hoa Kỳ đánh giá toàn diện đặc điểm chiến đấu của một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Hoa Kỳ; Ba là: Hoa Kỳ sẽ bị suy giảm mạnh số lượng tên lửa dự trữ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với một cường quốc khác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.