NASA muốn biến sao Kim thành "thuộc địa" của nhân loại

NASA đã công bố một kế hoạch chi tiết để biến sao Kim thành "thuộc địa" của nhân loại, trong một nhiệm vụ được gọi là Concept High Altitude Venus.

NASA muốn biến sao Kim thành "thuộc địa" của nhân loại

Bầu khí quyển của sao Kim (Venus) là tương đối dễ chịu - đặc biệt là khi so sánh với bề mặt của chính ngôi sao này. Nhiệt độ bề mặt ngôi sao này đủ nóng để làm tan chảy chì, có núi lửa hoạt động và áp suất khí quyển cao hơn 90 lần so với áp suất ở mực nước biển trên trái đất.

Hình ảnh gần nhất bề mặt sao Kim chụp bởi thăm dò Vanera 13 của Liên Xô vào năm 1981
Hình ảnh gần nhất bề mặt sao Kim chụp bởi thăm dò Vanera 13 của Liên Xô vào năm 1981

Một tàu do thám của con người đã hạ cánh trên bề mặt của sao Kim nhưng không kéo thể kéo dài được lâu. Dưới đây là một hình ảnh của bề mặt sao Kim được thực hiện bởi tàu Vanera 13, tàu đổ bộ của Liên Xô vào năm 1981. Con tàu sống sót đúng 127 phút, vẫn kịp gửi vài tín hiệu về trạm không gian.

Nếu con người có thể lên được sao Kim, chắc chắn là chúng ta sẽ phải sống trên những đám mây cao trên bầu khí quyển của nó. Ở độ cao 48km, nhiệt độ khoảng 5 độ C, áp suất khí quyển là tương đương với trái đất ở mực nước biển - khá lý tưởng để thiết lập một "thị trấn" trên mây.

Tất nhiên vẽ ra kế hoạch này đơn giản hơn nhiều so với việc thực hiện nó. Nhóm nghiên cứu ở NASA đã lập một kế hoạch chi tiết đến từng phút. Chìa khóa để nhiệm vụ được triển khai thành công là chiếc tàu vũ trụ kiêm khinh khí cầu. 

Mô phỏng khoang điều khiển tàu bay kiêm khinh khí cầu sẽ lơ lửng trên mây sao Kim
Mô phỏng khoang điều khiển tàu bay kiêm khinh khí cầu sẽ lơ lửng trên mây sao Kim

Để làm điều này, đầu tiên là chiếc phi thuyền được bọc trong một vỏ bảo vệ đặc biệt, giúp tàu vào bầu khí quyển sao Kim ở tốc độ cực lớn.

Khi bầu khí quyển đậm đặc lên và tàu đã giảm tốc độ đến 1600km/h, vỏ tàu sẽ bung ra một chiếc dù lớn, làm chậm tốc độ của nó đến tối ưu. Sau đó, con tàu bung ra, biến thành khí cầu vũ trụ.

Đây là thời điểm hết sức quan trọng, tác động tới toàn bộ kế hoạch được đặt ra. Các khí cầu sẽ hoàn toàn tự thổi phồng bay lơ lửng ở độ cao 48km.

Mô phỏng tàu vũ trụ biến thành những khí cầu ở độ cao 48km trong khí quyển sao Kim
Mô phỏng tàu vũ trụ biến thành những khí cầu ở độ cao 48km trong khí quyển sao Kim

Một tấm pin mặt trời diện tích 32,6 mét vuông mở ra trên đỉnh khí cầu. Những công nghệ sinh tồn khác cũng phải sẵn sàng, như máy chế biến carbon dioxide thành oxy để thở.

Vòng quanh sao Kim thuận lợi hơn sao Hỏa nhiều, vì các nhà du hành có thể hoàn thành một chuyến đi trong khoảng 240 ngày. Khoảng thời gian đó bao gồm một tháng "bồng bềnh" trong khí quyển của sao Kim. 

Một chuyến đi tương tự quanh sao Hỏa sẽ phải mất ít nhất là 500 ngày, và quan trọng là thiếu điều kiện sinh tồn tương tự như trên mây sao Kim.

Theo VTC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ