Náo nức chờ ngày hội đua ghe Ngo

GD&TĐ - Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11/11/2019, gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi. Đây là lần thứ 4, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điểm nhấn của Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV - khu vực ĐBSCL năm 2019 chính là giải Đua ghe ngo với 2 nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam, diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/11.

Đến nay, đã có trên 40 đội ghe Ngo nam và 7 đội ghe Ngo nữ đăng ký tham gia tranh tài. Trong đó, ngoài tỉnh có 9 đội đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang.

Tính đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ hội về cơ bản đã được thực hiện chu đáo và đã sẵn sàng cho ngày khai hội.

Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động Hội chợ triển lãm Thương mại, Du lịch và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP; giải Bi sắt vô địch đồng đội toàn quốc; ẩm thực đường phố; triển lãm ảnh nghệ thuật và triển lãm ảnh chuyên đề “Sóc Trăng xưa và nay”; Liên hoan trích đoạn sân khấu Dù kê khu vực ĐBSCL với tổng kinh phí tổ chức lễ hội dự kiến trên 5,3 tỷ đồng.

Để động viên các đội ghe ngo đạt thứ hạng cao, tỉnh Sóc Trăng đã vận động tài trợ trên 1 tỷ đồng để trao giải thưởng. Trong đó, đội nam vô địch được thưởng 200 triệu (nhì 150 triệu, ba 100 triệu, tư 80 triệu), nữ vô địch 150 triệu đồng (nhì 100 triệu, ba 80 triệu, tư 50 triệu).

Tiền thưởng năm nay cao hơn so với các năm trước. Ngoài ra, Ban tổ chức còn thưởng 2 đến 8 triệu đồng cho các đội nhất, nhì của mỗi bảng và thắng cuộc ở mỗi vòng loại trực tiếp đối phương cho đến tứ kết, bán kết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.