Nâng chuẩn đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Trước yêu cầu đổi mới GD&ĐT, nhiều cử tri gửi ý kiến về Bộ GD&ĐT, đề nghị tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên mầm non, tiểu học phải từ CĐ trở lên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Nâng chuẩn đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chú trọng khâu đào tạo, bồi dưỡng

Bộ GD&ĐT cho biết:

Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Bộ GD&ĐT tiếp tục soạn thảo và trình Chính phủ 2 Đề án: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý GD mầm non giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025; Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở GD đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD.

Mục tiêu các đề án trên đều hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, đánh giá tác động, để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD, Bộ GD&ĐT đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non có bằng trung cấp sư phạm, đối với giáo viên tiểu học có bằng cử nhân sư phạm; đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 80 về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.

Siết chặt chất lượng đào tạo không chính quy

Liên quan đến chất lượng đào tạo ĐH, cử tri cho rằng hiện nay chất lượng đào tạo của các hình thức không chính quy không đảm bảo vì thời gian học ngắn, không đảm bảo khả năng truyền thụ cũng như dung nạp khối lượng kiến thức theo chuẩn quy định. Bên cạnh đó, công tác quản lý đào tạo đối với các loại hình này chưa thật sự tốt vì thường tổ chức xa cơ sở đào tạo chính nên dễ phát sinh tiêu cực như thi hộ, học hộ. Vì vậy, cử tri kiến nghị khi sửa đổi, bổ sung Luật GD ĐH cần những quy định cụ thể, chặt chẽ để khắc phục những hạn chế trên.

Bộ GD&ĐT trả lời như sau:

Luật GD ĐH năm 2012 quy định chương trình đào tạo theo hình thức GDTX (không chính quy) có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức GD chính quy. Điều lệ trường ĐH do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 cũng đã quy định “Chương trình đào tạo theo hình thức GDTX có nội dung và chuẩn đầu ra như chương trình đào tạo theo hình thức GD chính quy”.

Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo đối với hình thức đào tạo không chính quy, cụ thể:

Rà soát, hoàn thiện và ban hành các quy định theo hướng quy định chặt chẽ các điều kiện đảm bảo chất lượng: Quy chế đào tạo vừa làm vừa học (Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT); Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học (Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT); Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học (Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT).

Quy định giảm chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học không quá 50% tổng chỉ tiêu chính quy.

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020.

Yêu cầu các cơ sở GD ĐH công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng để người học và xã hội cùng giám sát, đồng thời sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với những cơ sở GD ĐH có sai phạm trong việc tổ chức đào tạo các hình thức không chính quy.

Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH và sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản dưới luật nhằm khắc phục những hạn chế như cử tri đã nêu.

 (Còn nữa)

Chương trình “Trường em thay áo mới” tiến hành sơn mới trường học tại Sóc Trăng.

Trường học Sóc Trăng 'thay áo mới'

GD&TĐ - Tỉnh Sóc Trăng vừa nghiệm thu và bàn giao các điểm trường được sơn mới trong chương trình “Trường em thay áo mới” tại huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.