Nâng “chất” giáo viên triển khai Chương trình, SGK mới từ bồi dưỡng

GD&TĐ - Bồi dưỡng GV triển khai CT, SGK mới cần thiết và mang tính quyết định thành, bại khi triển khai CTGDPT 2018. Tại Lào Cai, hoạt động này được tổ chức khoa học, linh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Hoạt động bồi dưỡng GV tại Lào Cai triển khai CT, SGK mới (Trước khi có dịch Covid-19)
Hoạt động bồi dưỡng GV tại Lào Cai triển khai CT, SGK mới (Trước khi có dịch Covid-19)

Hoàn thành công tác bồi dưỡng

Ông Đỗ Minh Tâm – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết hoạt động bồi dưỡng giáo viên (GV) dạy học theo CT, SGK mới tại Lào Cai đã được tổ chức chặt chẽ, khoa học.

Theo đó, đối với tập huấn cốt cán Sở GD&ĐT Lào Cai đã phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội 2, HVQLGD để rà soát, cử cán bộ quản lý (CBQL), GV cốt cán tham gia tập huấn triển khai CTGDPT 2018 các mô đun 1,2,3 đối với các môn học (trừ môn Ngoại ngữ) cho 547 CBQL, GV cốt cán các cấp học phổ thông.

Trong tập huấn đại trà, cũng tổ chức bồi dưỡng mô đun 1 cho 1.226 CBQL, GV dạy học lớp 1 (đạt 100%) trên hệ thống LMS; tập huấn trực tiếp các mô đun 1, 2 cho 7.977 CBQL, GV Tiểu học, THCS và THPT (riêng cấp Tiểu học đã tập huấn 3 mô đun).

Việc tập huấn SGK lớp 2, lớp 6 CTGDPT 2018 cũng diễn ra từ 31/5– 4/6/2021, Sở GD&ĐT phối hợp với NXBGDVN, NXB ĐHSP  TP. Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn sách giáo khoa lớp 6, theo hình thức trực tuyến. Đã có trên 80% GV cấp THCS tham gia, trong đó có 100% GV được phân công dạy lớp 6 năm học 2021-2022.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Lào Cai đánh giá, công tác bồi dưỡng GV triển khai CT, SGK mới trong bối cảnh dịch Covid-19 sở dĩ hiệu quả, thuận lợi bởi Sở GD&ĐT chủ động xây dựng các phương án bồi dưỡng, ưu tiên lựa chọn các phương pháp, thời gian bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt với diễn biến phức tạp của dịch covid.

Đa số GV cấp Tiểu học, THCS đã và đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới việc việc chuyển sang dạy học CTGDPT mới có nhiều thuận lợi…

Tuy nhiên, ngành GD&ĐT Lào Cai cũng còn không ít khó khăn phải tháo gỡ: Trước hết, một số GV cao tuổi, sắp nghỉ hưu khả năng tiếp nhận, lĩnh hội và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập bồi dưỡng còn hạn chế.

GV vừa phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa học tập, bồi dưỡng, vừa đảm bảo chống dịch nên cũng ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng.

Triển khai CTGDPT mới đòi hỏi GV phải nắm chắc, hiểu sâu về CT, SGK mới để triển khai hiệu quả
Triển khai CTGDPT mới đòi hỏi GV phải nắm chắc, hiểu sâu về CT, SGK mới để triển khai hiệu quả

Về thiết bị đường truyền mạng yếu cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của các đợt bồi dưỡng tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đặc biệt, với đặc điểm tỉnh miền núi, các trường nhỏ ít GV cùng chuyên môn cấp THCS, THPT vì vậy ảnh hưởng trao đổi, sinh hoạt chuyên môn.

Việc cung cấp tài khoản cho GV, CBQL học tập, tự bồi dưỡng trên hệ thống LMS còn chậm, khó kiểm soát được chất lượng bồi dưỡng GV theo các mô đun...

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả

Bồi dưỡng để GV lĩnh hội đầy đủ những nội dung, yêu cầu trước khi bước vào triển khai CT, SGK mới là tất yếu. Song làm sao để GV hiểu sâu, nắm chắc lại đòi hỏi mỗi địa phương phát huy những kinh nghiệm của riêng mình.

Kinh nghiệm của Lào Cai trong vấn đề bồi dưỡng hiệu quả được ông Đỗ Minh Tâm chia sẻ: Trước hết Sở, Phòng, trường luôn khuyến khích, tạo động lực cho CBQL, GV thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng bởi trong tình hình dịch bệnh phức tạp, hoạt động bồi dưỡng trực tiếp bị hạn chế, hoạt động tự bồi dưỡng của GV sẽ đóng vai trò quan trọng vào kết quả bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường phải có giải pháp để kiểm soát, đánh giá hoạt động tự bồi dưỡng của GV như: giao nghiên cứu các nội dung cụ thể gắn với các đợt bồi dưỡng; làm bài kiểm tra, thu hoạch trước và sau bồi dưỡng; biểu dương các cá nhân thực hiện tốt…

GV dự giờ tiết dạy thực tế để cùng rút kinh nghiệm khi triển khai CT, SGK mới
GV dự giờ tiết dạy thực tế để cùng rút kinh nghiệm khi triển khai CT, SGK mới

Cùng đó, ngành giáo dục phải chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức tốt tập huấn triển khai CT, SGK. Nội dung tập huấn được tổ cốt cán nghiên cứu, góp ý thống nhất trước khi tổ chức thực hiện;

CBQL, GV tham gia tập huấn phải được nghiên cứu kỹ các nội dung tập huấn, chuẩn bị trước các đề xuất, kiến nghị để trao đổi, thảo luận trong tập huấn;

Sau mỗi nội dung tập huấn người tổ chức (tổ cốt cán, tổ trưởng chuyên môn…) phải đánh giá được hiệu quả của từng GV tham gia, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn lại đối với GV chưa đạt yêu cầu.

Đặc biệt cần đổi mới, tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Chú trọng tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, huyện để GV được trao đổi, thảo luận và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc…

Ông Đỗ Minh Tâm khẳng định, từ công tác bồi dưỡng GV triển khai CT, SGK mới năm nay, những năm tiếp theo Lào Cai sẽ chủ động xây dựng tốt kế hoạch bồi dưỡng với hình thức, nội dung, thời gian, thời lượng phù hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng.

Bên cạnh đó sẽ thành lập và tổ chức tốt hoạt động của Tổ tư vấn CTGDPT 2018; kết nối với các chuyên gia, nhà biên soạn SGK để được giải đáp, giúp đỡ.

Đặc biệt, sẽ tạo ra diễn đàn để GV trao đổi kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm để tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Chuẩn bị các điều kiện để có thể tổ chức tốt bồi dưỡng trực tuyến qua mạng…

CT, SGK mới với yêu cầu mới đối với cả GV và HS
CT, SGK mới với yêu cầu mới đối với cả GV và HS

Với đặc thù đội ngũ GV vùng cao còn những hạn chế trong chuyên môn. Trong kế hoạch bồi dưỡng GV của Sở GD&ĐT đã có các nội dung định hướng, chỉ đạo sát với thực tế.

Lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, thiết thực, tập trung vào giải quyết các khó khăn vướng mắc của GV trong quá trình thực hiện các lớp học CTGDPT 2018.

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng thường xuyên trong năm học: Tổ chức có hiệu quả các hội nghị, hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng giáo viên triển khai CT, SGK GDPT 2018; hàng tháng có tổng kết đánh giá công tác bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các địa phương điển hình.

Thành lập Tổ tư vấn CTGDPT 2018, cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật trực tiếp cho GV. Thực hiện “Phòng giúp Phòng”, “Trường giúp trường”, “Giáo viên giúp giáo viên” nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018.

Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.