Nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên GD quốc phòng an ninh

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ tiếp tục kéo dài Đề án Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh đến năm 2025 để hoàn thành mục tiêu của Đề án cũng như chuẩn hóa trình độ của các giáo viên, giảng viên.

Nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên GD quốc phòng an ninh

Sáng 29/8, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020”.

Dự hội nghị có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, đại diện các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Nâng cao chất lượng GDQPAN có ý nghĩa quan trọng nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực từ sớm, từ xa để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Chất lượng đó do nhiều yếu tố, song đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQPAN có tính quyết định.

Thấy rõ vai trò đó, Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT luôn quan tâm tới xây dựng, kiện toàn về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQPAN. Ngày 24/4/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 607/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020” (Quyết định 607).

Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu tại hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, Thiếu tướng Phạm Đức Tú - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Bộ GD&ĐT) chỉ rõ: Trong 5 năm qua, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các cơ sở GDĐT đã quyết tâm, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, chủ động tham mưu và triển khai nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức thực hiện Quyết định 607 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhận thức về nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQPAN ngày càng được nâng lên; chất lượng đào tạo có nhiều chuyển biến tiến bộ; năng lực sư phạm, trình độ giáo viên đạt chuẩn theo quy định tại các địa phương ngày càng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Về cơ bản, bước đầu đạt được theo mục tiêu, nội dung của Đề án.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế cần phải khắc phục. Đặc biệt, Đề án chưa đạt đủ số lượng tuyển sinh theo mục tiêu đặt ra, số lượng giáo viên đào tạo ngắn hạn 6 tháng chưa được đào tạo văn bằng 2 tại các địa phương còn nhiều.

Để đạt được mục tiêu Đề án đòi hỏi Bộ GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các cơ sở GDĐT trong việc xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai hoàn thành các nhiệm vụ theo mục tiêu của Đề án đã đặt ra.

Các đại biểu thảo luận tạo hội nghị
Các đại biểu thảo luận tạo hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo, ý kiến phát biểu tham luận của đại diện các cơ sở GD-ĐT thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, các ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ ban ngành và các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT. Về cơ bản đều nhất trí cao với báo cáo của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, đồng thời thảo luận, làm rõ các vấn đề quan tâm.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Lê Hải An cảm ơn và biểu dương những thành tích mà các đơn vị, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lí, các sở ngành chuyên môn đã đạt được trong thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong 5 năm thực hiện đề án 607.

Qua trao đổi thảo luận của các đại biểu, Thứ trưởng Lê Hải An đề nghị khắc phục các hạn chế khi tiếp tục triển khai đề án này như: Công tác tuyển chọn, cử giáo viên đi đào tạo văn bằng 2 của một số địa phương chất lượng chưa cao; quy trình, nội dung, chương trình đào tạo một số nội dung còn trùng lắp, bất cập.

Thứ trưởng Lê Hải An trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện Đề án
Thứ trưởng Lê Hải An trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện Đề án 

Việc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời. Công tác bảo đảm cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập, nơi ăn, nghỉ của học viên của một số cơ sở đào tạo còn chưa tốt, còn chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn quy định.

Đội ngũ nhà giáo giảng dạy tại các cơ sở GD-ĐT phương pháp giảng dạy còn chưa phù hợp với đối tượng đào tạo. Việc phân bổ kinh phí và hướng dẫn thực hiện còn chậm, công tác bảo đảm một số mặt chưa theo kịp sự phát triển của điều kiện kinh tế, xã hội...

Thứ trưởng Lê Hải An cũng nêu ý kiến đề xuất Chính phủ cho phép Bộ GD&ĐT được tiếp tục kéo dài Đề án đến năm 2025 để hoàn thành mục tiêu của Đề án cũng như chuẩn hóa các giáo viên GDQPAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ