Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ tại khu vực miền núi

GD&TĐ - Ngày 13/6 tại Hà Nội diễn ra họp bàn “Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ tại khu vực miền núi.
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ tại khu vực miền núi.

Phiên họp do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì để bàn thảo các nội dung liên quan “Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" do Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (GDTX) Hoàng Đức Minh, Phó Trưởng Tiểu ban Giáo dục từ xa và học tập suốt đời (GDTX&HTSĐ) chủ tọa.

Đại diện Vụ GDTX đã trình bày báo cáo: Quá trình xây dựng đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần tạo bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục thường xuyên, thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Từng bước phát huy vai trò của trung tâm học tập cộng đồng trong việc cung cấp các chương trình giáo dục thường xuyên thiết thực, chất lượng và hiệu quả để nâng cao dân trí, gia tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể đến năm 2030, ít nhất 60% trung tâm học tập cộng đồng có giáo viên của các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục chính quy trên địa bàn được cử sang hỗ trợ hoạt động của trung tâm; 70% trung tâm học tập cộng đồng có nhà giáo nghỉ hưu, già làng, trưởng bản tự nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.

Phiên họp do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì.

Phiên họp do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì.

Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, ít nhất 50% TTHTCĐ có trụ sở riêng và 90% trung tâm học tập cộng đồng có phòng làm việc độc lập; 90% TTHTCĐ có các tủ sách/thư viện cộng đồng. Ít nhất 70% các trung tâm học tập cộng đồng có ít nhất 01 máy tính, trong đó đạt 90% số máy tính được kết nối internet. Ít nhất 90% các trung tâm học tập cộng đồng có hệ thống wifi hỗ trợ người dân truy cập học tập, truy cập dữ liệu.

Về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tình nguyện viên là trưởng thôn, già làng, trưởng bản. Đảm bảo có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, tình nguyện viên tại các trung tâm học tập cộng đồng được tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.

Về tổ chức hoạt động, thu hút người dân học tập, hằng năm huy động tối thiểu 25% tỉ lệ gia tăng số lượt người học các chương trình GDTX tại các TTHTCĐ. Ít nhất 92% tỉ lệ người dân biết chữ trong độ tuổi theo quy định tại các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Có 100% các trung tâm học tập cộng đồng có tài liệu được biên soạn theo Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ do Bộ GD&ĐT ban hành.

Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu là đại diện các Bộ, ngành, các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học đã tập trung thảo luận, góp ý cho Dự thảo Đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó nhấn mạnh về tính hiệu quả, thiết thực để Đề án khi được hoàn thiện có đóng góp tốt nhất trong việc xây dựng TTHTCĐ đạt mục tiêu cả nước thành xã hội học tập.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục - đề án cũng đưa ra mục tiêu ít nhất 90% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; Ít nhất 80% các trung tâm học tập cộng đồng hoặc các cơ sở giáo dục được giao tổ chức thực hiện Chương trình Xóa mù chữ được sử dụng tài liệu xóa mù chữ điện tử và các bài giảng điện tử, hỗ trợ cá thể hóa học tập mọi nơi, mọi lúc cho học viên lớp xóa mù chữ; Mỗi địa phương (cấp huyện) tổ chức lựa chọn, thí điểm ít nhất 1 trung tâm học tập cộng đồng thông minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.