Nâng cao năng lực truyền thông và lan tỏa nhận thức về sử dụng năng lượng

GD&TĐ - Hơn 50 phóng viên, biên tập viên tại miền Trung được tập huấn truyền thông trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hơn 50 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí khu vực miền Trung được tập huấn nâng cao năng lực truyền thông và lan tỏa nhận thức về năng lượng.
Hơn 50 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí khu vực miền Trung được tập huấn nâng cao năng lực truyền thông và lan tỏa nhận thức về năng lượng.

Ngày 25/7, tại TP Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Báo Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho hơn 50 phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí khu vực miền Trung.

Trong khuôn khổ tập huấn, các phóng viên, biên tập viên được cập nhật thông tin chính sách, pháp luật mới về tiết kiệm năng lượng; những lợi ích về hiệu quả năng lượng; tổng quan kết quả triển khai chương trình VNEEP 3 thời gian qua; công tác vận hành hệ thống điện quốc gia trong cao điểm nắng nóng; vai trò của tiết kiệm điện nhằm điều chỉnh nhu cầu sử dụng điện, đảm bảo an toàn hệ thống điện; trao đổi kỹ năng tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm cách khai thác, sử dụng thuật ngữ kỹ thuật...

fd8fa625a55a2c04754b3.jpg
Quang cảnh buổi tập huấn.

Thông qua chương trình, Bộ Công Thương kỳ vọng đội ngũ phóng viên, biên tập viên sẽ trở thành cầu nối truyền thông mạnh mẽ, đưa thông tin chính thống, khoa học và gần gũi về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đến cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các tổ chức chính trị xã hội, góp phần thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Bà Đỗ Thị Minh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Bộ Công Thương cho hay, năm 2025 đánh dấu mốc quan trọng, chúng ta đi được nửa chặng đường thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019–2030 (VNEEP 3). Đây là chương trình được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, với mục tiêu tiết kiệm ít nhất 7–10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc đến năm 2030, qua đó góp phần giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Việt Nam đã khẳng định cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 và tái khẳng định tại COP 27 và COP 28. Cam kết đó không chỉ là trách nhiệm quốc tế mà còn là động lực để chúng ta đổi mới căn bản phương thức phát triển, hướng đến nền kinh tế xanh, tuần hoàn, ít phát thải carbon.

4b601cdc1fa396fdcfb21.jpg
Bà Đỗ Thị Minh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Bộ Công Thương.

Trong hành trình đó, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện là giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, để giảm áp lực cung ứng năng lượng, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân và bảo vệ môi trường...

Kết thúc buổi tập huấn, phóng viên, biên tập viên đi thăm Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung và trao đổi trực tiếp với các cán bộ về các nội dung liên quan đến công tác điều độ hệ thống điện, đặc biệt tại thời điểm nắng nóng, phụ tải đỉnh tăng cao gây nguy cơ mất an toàn hệ thống điện quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...