Nâng cao năng lực phòng chống Covid-19 cho phụ nữ

GD&TĐ - Sáng 5/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực phòng chống Covid-19 cho phụ nữ với chủ đề "Vắc xin và thuốc".

GS.TSKH Phan Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.
GS.TSKH Phan Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo đó, được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nhằm giúp phụ nữ hiểu hơn về vắc xin, phương pháp phát hiện nhanh Covid-19 và việc sử dụng thuốc trong phòng chống Covid-19, Hội nữ trí thức Việt Nam tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực phòng chống Covid-19 cho phụ nữ, với chủ đề "vắc xin và thuốc".

Tham dự hội thảo có GS.TSKH Phan Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam; GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam; TS Hoàng Mai Phương - Trưởng phòng Virus, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương; Thầy thuốc nhân dân-GS.TS-Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Huỳnh Phương Liên,...

Theo GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, trong đợt dịch thứ 4 vừa qua, khi dịch bùng dịch tại TP Hồ Chí Minh, có những thời điểm tại một Bệnh viện dã chiến có lượng bệnh nhân Covid-19 lớn tới 13.000 F0.

Lúc này, riêng việc chăm sóc, chăm lo ăn uống cho hơn chục nghìn bệnh nhân đã là rất khó. Phần lớn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của lực lượng thiện nguyện, trong số đó, Hội Phụ nữ là đội ngũ chính, đông nhất đã hỗ trợ cùng chống dịch. Đây cũng là một trong những bài học rút ra từ đợt dịch lớn để chống dịch không thụ động.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Kính cho biết, hiện dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại nhiều quốc gia khu vực Châu Âu, dịch đã bùng phát trở lại với tốc độ lây lan và số ca tử vong cao hơn trước do virus liên tục có các biến chủng mới.

Tại Việt Nam, mặc dù dịch đã được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ lây lan cao. Tác nhân gây bệnh hiện nay chủ yếu là chủng Delta. Do đó, để giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch, bệnh Covid-19 chúng ta cần thực hiện nghiêm 5K+vắc xin và điều trị có hiệu quả để sống chung với Covid-19.

Cũng liên quan đến vắc xin phòng Covid-19, theo GS.TS Huỳnh Phương Liên - Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) cho biết, có 4 loại công nghệ sản xuất vắc xin gồm: Thứ nhất, vắc xin nguyên hạt virus (bất hoạt, sống giảm độ). Thứ hai là Viral Vector (hầu hết Adenoviruses phân lập từ người). Thứ ba là Protein tái tổ hợp (S). Thứu 4 là mRNA (tự nhân bản).

GS.TS Huỳnh Phương Liên nhấn mạnh thêm rằng, hiện nay các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêm chủng gồm có tiêm không đúng lịch, không đủ liều theo hướng dẫn. Hệ miễn dịch không đáp ứng tốt như sức khỏe, cơ địa, bệnh nền... Có thể phơi nhiễm virus ngay trước khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp sinh kháng thể bảo vệ. Và cuối cùng chính là hiệu quả của vắc xin.

Về dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho chị em phụ nữ trong công tác phòng chống Covid-19, PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cần có chế độ ăn tăng cường miễn dịch, giúp hỗ trợ phòng chống Covid-19 trong cộng đồng.

PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai cũng đưa ra 7 lời khuyên cho chị em là: Uống đủ nước sạch mỗi ngày; Cung cấp đủ chất xơ, Ăn đủ và cân đối về chất béo; Cung cấp đủ chất đạm (protein); Ăn đủ nhóm tinh bột, ngũ cốc (carbohydrate); Ăn đa dạng cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; duy trì bữa ăn gia đình, đúng bữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.