Nâng cao hiệu quả tuyên truyền ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS, MN

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo tổng hợp dự án điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các đại biểu khách mời: đồng chí Nguyễn Hữu Giảng – Thanh tra viên cao cấp, Nguyên Chánh thanh tra Ủy ban Dân tộc; đồng chí Vũ Hữu Hoạt – Chuyên viên cao cấp, nguyên thư ký Bộ trưởng, Chủ nhiệm, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc và một số chuyên gia, nhà khoa học; đại diện một số vụ, đơn vị trực trực thuộc UBDT và cơ quan báo chí…

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em. Phần lớn dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở vùng miền núi, vùng biên giới, hải đảo với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn nhưng lại là địa bàn chiến lược về phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) và đặc biệt là an ninh quốc phòng của đất nước. Xác định rõ nhiệm vụ tuyên truyền có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, kết nối cộng đồng, chia sẻ thông tin, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi con người, là một trong những yếu tố duy trì và phát triển xã hội bền vững, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhiều dự án tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động truyền thông cho vùng DTTS. Theo đó, các cơ quan tuyên truyền triển khai tích cực thông qua nhiều kênh khác nhau, từ trực tiếp tới gián tiếp, nhất là thông qua truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã khó khăn, khu vực biên giới còn một số nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy việc triển khai thực hiện Dự án: “Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS miền núi” là rất cần thiết. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Quốc hội đã phê duyệt Dự án tổng thể và Chính phủ ban hành Quyết định 1719 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo tổng quan Dự án hơn 110 trang gồm có tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng biểu và 3 chương kết quả nghiên cứu. Báo cáo đã nêu rõ về thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vùng biên giới bao gồm tuyên truyền về các chính sách văn hóa, kinh tế, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng; thực trạng về lực lượng tham gia làm công tác tuyên truyền; thực trạng về phương thức, phương tiện tuyên truyền.

Bên cạnh đó, Báo cáo tổng quan Dự án cũng có đánh giá kết quả thực hiện công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn vùng biên giới và đưa ra những giải pháp, kiến nghị. Trong đó, Báo cáo đã đánh giá cụ thể kết quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc của các địa phương và của các cơ quan trung ương; những khó khăn, bất cập và vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự bày tỏ đồng tình, nhất trí với sự cần thiết của việc thực hiện Dự án. Đồng thời, các đại biểu cũng đã đánh giá, bổ sung nội dung, phương pháp, số liệu và cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền; đánh giá, bổ sung những kiến nghị, những đề xuất và các giải pháp được trình bày trong báo cáo.

Kết thúc Hội thảo, Ban Chủ nhiệm Dự án cảm ơn những ý kiến đóng góp thiết thực, xác đáng, thực tế, sâu sắc của các đại biểu; đồng thời cho biết sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến để hoàn thiện dự án góp phần đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các chính sách chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian tới, nhất là việc tuyên truyền vận động đồng bào tham gia thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.