Nâng cao hiệu quả hợp tác cung ứng nguồn nhân lực xã hội nhân văn

GD&TĐ - Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Ngày 30/4, thông tin từ Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD&ĐT cho bết, Trung tâm vừa có buổi làm việc với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM để trao đổi, triển khai một số nội dung thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Tiếp đoàn về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có TS Phan Thanh Định- Phó hiệu trưởng nhà trường; TS Nguyễn Thị Kim Loan- Trưởng phòng Công tác sinh viên; ThS Võ Bình Nguyên- Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực; ThS Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trước đó, vào ngày 28/1/2022, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực đã ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, cam kết phối hợp triển khai một số hoạt động gồm: Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng, hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên; tổ chức các cuộc thi hỗ trợ nâng cao kỹ năng cho sinh viên; tổ chức hoạt động liên kết quốc tế...

Theo ông Bùi Văn Linh- Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, thời gian qua, sự vào cuộc trách nhiệm giữa các phòng ban của 2 cơ quan đã có hiệu quả cao. Tuy không gặp trực tiếp nhưng quá trình gặp làm việc trực tuyến rất hiệu quả. Các phòng ban thường xuyên liên hệ, hoàn thiện hồ sơ, định hướng nội dung hợp tác trên tinh thần 6 điểm đã ký kết. Nhiều nội dung thiết thực phù hợp với mục tiêu phát triển.

Bày tỏ vui mừng trước thông tin Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chuyển sang cơ chế tự chủ từ năm 2022, ông Bùi Văn Linh cho rằng đây là niềm vui nhưng cũng là thách thức của nhà trường. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế học phí mới, nhà trường cũng sẽ phải thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người học và các ngành khó tuyển, đặc thù.

Tự chủ phải gắn với trách nhiệm xã hội, do đó Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực mong muốn sẽ được đồng hành cùng nhà trường, thúc đẩy các hoạt động đào tạo. Với chức năng hỗ trợ đào tạo cho người học, dự báo nguồn nhân lực, Trung tâm thông tin lại cho nhà trường để điều chỉnh mở ngành mới hoặc thu hẹp ngành cũ, thúc đẩy các hoạt động làm cho nhà trường ngày càng phát triển.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Trung tâm đang xây dựng một hệ sinh hỗ trợ phát triển bền vững gồm nhiều bên tham gia, trong đó có bên cung là các cơ sở giáo dục đào tạo; bên cầu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động; cùng các tổ chức, doanh nghiệp là bên tham gia nội dung chương trình đào tạo, cung cấp chuyên gia giỏi. Trung tâm mong muốn nhà trường sẽ tham gia hệ sinh thái mà trung tâm đang xây dựng.

Thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực mong muốn sẽ phối hợp với nhà trường tổ chức hỗ trợ thực tập cho sinh viên, cung cấp sinh viên tốt nghiệp đến các doanh nghiệp. Mong muốn chia sẻ thông tin về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp để có thông tin cụ thể, sát thực hơn. Trung tâm cũng có thể cùng nhà trường điều phối nguồn nhân lực, đưa sinh viên đến các tỉnh Tây Nguyên hoặc Tây Nam Bộ, những nơi đang khát nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giới thiệu về hệ thống cung ứng nhân lực ảo, ông Bùi Văn Linh thông tin: Tại hệ thống này, mỗi trường sẽ giới thiệu về sinh viên của mình, các doanh nghiệp sẽ giới thiệu về nhu cầu nguồn nhân lực, tất cả đều được cập nhật tự động nhờ trí tuệ nhân tạo. Trung tâm đề xuất với trường tham gia để thử nghiệm của hệ thống, giúp nguồn dự liệu sẽ phong phú hơn.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp để ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên; chương trình đào tạo cho các giáo viên về khởi nghiệp. Trung tâm có thể phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh các khóa học thi IELTS, khóa đào tạo kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh tham gia các trại hè quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...