Nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Trung Quốc trong trường đại học

GD&TĐ - Nhu cầu học tiếng Trung Quốc ngày càng cao nên cần có những nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ngôn ngữ này.

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Ngày 4/11, Trường ĐH Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia ‘Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung trong tình hình mới’.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Hà Nội nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học là 1 trong 3 trụ cột quan trọng đối với sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu khoa học góp phần tạo ra những tri thức, những kiến thức mới. Đồng thời hỗ trợ rất tốt cho công tác giảng dạy.

tiengtrungquocjpg1.jpg
PGS.TS Phạm Ngọc Thạch phát biểu tại hội thảo.

Nhiều năm gần đây, dạy tiếng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Hiện, tiếng Trung Quốc được giảng dạy ở hầu hết tất các vùng miền trong toàn quốc. Việc giảng dạy tiếng Trung Quốc đáp ứng nhu cầu lớn về những người biết tiếng Trung Quốc, cao hơn nữa là sử dụng tiếng Trung như một công cụ trong việc phát triển ngoại giao, kinh tế, thương mại.

“Nhu cầu học tiếng Trung Quốc ngày càng cao. Chúng ta cần có những nghiên cứu gì để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy tiếng Trung Quốc” - PGS.TS Phạm Ngọc Thạch đặt vấn đề và nhấn mạnh, điều đó có thể được thực hiện thông qua các nghiên cứu khoa học.

tiengtrungquocjpg3.jpg
Các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học dự hội thảo.

Tại Trường ĐH Hà Nội, tiếng Trung Quốc được giảng dạy từ khi mới thành lập Trường (1959). Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Hà Nội nhìn nhận, cần có những nghiên cứu sâu hơn để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy cũng như là học tập tiếng Trung Quốc.

Trong tình hình mới, sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các công cụ khác. Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho người dạy và người học có thể nâng cao chất lượng dạy – học.

“Trong bối cảnh mới, tiếng Trung cần trở thành công cụ để người học sử dụng học tập những ngành khác. Đây là đòi hỏi rất lớn, không chỉ là giảng dạy tiếng Trung Quốc mà sử dụng như một công cụ để giảng dạy các ngành khác, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của ngôn ngữ này trong các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc”- PGS.TS Phạm Ngọc Thạch bày tỏ.

tiengtrungquoc.jpg
Ông Trịnh Đại Vĩ chia sẻ tại hội thảo.

Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng thân thiết, ông Trịnh Đại Vĩ - Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh. Quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ngày càng được thúc đẩy.

Với vai trò là cơ sở đào tạo ngoại ngữ hàng đầu Việt Nam Trường ĐH Hà Nội có nhiều hoạt động giao lưu sâu rộng với Trung Quốc. Từ đầu năm tới nay, nhiều đoàn đại biểu Trung Quốc về lĩnh vực giáo dục, nhiều trường đại học Trung Quốc đã tới thăm và làm việc tại Trường ĐH Hà Nội.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Nhà trường phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các trường đại học tại Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng, Trường Đại học Hà Nội sẽ có tương lai phát triển ngày càng tốt đẹp hơn nữa” - ông Trịnh Đại Vĩ bày tỏ.

tiengtrungquocjpg4.jpg
TS Nguyễn Phước Lộc – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tham luận tại hội thảo.

Hiện, Khoa tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Hà Nội có 43 giảng viên, với gần 2.500 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên không những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà còn góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước: Việt Nam và Trung Quốc. Hội thảo lần này bàn luận về hiện trạng, đường lối phát triển đào tạo tiếng Trung Quốc, đồng thời cùng nhau thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Trung Quốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ