Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dân số 17.318 nghìn người với 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số (DTTS.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dân số 17.318 nghìn người với 44 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 43 dân tộc thiểu số (DTTS) với 1.310.007 người, chiếm 7,58% dân số toàn vùng; chủ yếu là dân tộc Khmer 1.141.24 người, dân tộc Hoa 149.449 người, dân tộc Chăm 13.170 người, các dân tộc khác: 6.147 người.

Đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc Kinh ở 9 tỉnh, thành phố. Phần đông đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; một bộ phận người Hoa, Chăm sinh sống bằng dịch vụ mua bán và tiểu thủ công nghiệp.

Nguồn nhân lực của vùng hiện vẫn là “vũng trũng”. Đặc biệt, tỷ lệ lao động người DTTS thất nghiệp trong vùng cao nhất nước (2.2%). Đây là vấn đề cần quan, cần xác định định hướng ưu tiên để phát triển vùng toàn diện, bền vững vùng ĐBSCL trong những giai đoạn tiếp theo.

Bài 1: Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Những năm qua, việc dạy nghề và giải quyết việc làm ở vùng ĐBSCL ngày càng chú trọng vào những ngành, nghề phù hợp nhu cầu thị trường lao động.

Các lớp đào tạo nghề ở nông thôn đa phần chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các lớp đào tạo nghề ở nông thôn đa phần chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một số địa phương đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm tại chỗ cho vùng có đông đồng bào DTTS, qua đó khuyến khích việc dạy và học nghề. Nhiều tỉnh, thành phố thực hiện tốt chính sách hỗ trợ gạo, tiền, miễn giảm học phí; trao học bổng, tặng quà cho học sinh, sinh viên DTTS vượt khó, học giỏi; xét cử tuyển, dự bị đại học, nội trú; đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm ở vùng có đông đồng bào DTTS. Các tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều có trường dân tộc nội trú; một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang có trường dân tộc nội trú cấp huyện. Tỷ lệ học sinh DTTS đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông ngày càng tăng, nhiều trường đạt tỷ lệ là 100%.

Tại các tỉnh, thành phố đều có trường trung cấp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ. Toàn vùng hiện có 364 cơ sở dạy nghề, có 119/131 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn. Công tác xã hội hóa dạy nghề được đẩy mạnh, với nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo, như: dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho lao động các khu công nghiệp… góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao động DTTS. Những nỗ lực trong công tác giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS của các tỉnh, thành thành phố, bình quân là 3-5%/năm.

Dù thế, công tác giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS ở vùng Tây Nam Bộ vẫn chưa thật sự hiệu quả khi tỷ lệ lao động DTTS trên 15 tuổi được đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ ở vùng ĐBSCL đạt rất thấp (9%) so với các vùng khác trên cả nước, tỷ lệ người DTTS thất nghiệp ở mức cao.

Nhiều lao động sau khi tham gia khóa học chưa tìm được công việc ứng với nghề được đào tạo.
Nhiều lao động sau khi tham gia khóa học chưa tìm được công việc ứng với nghề được đào tạo.

Về tỷ trọng ngành, nghề đang làm việc, hiện nay, phần lớn người lao động DTTS ở vùng Tây Nam Bộ đang làm việc trong các nghề lao động giản đơn, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lao động thủ công, nhân viên bán hàng. Rất ít người lao động DTTS đảm nhiệm các nghề nghiệp có yêu cầu kiến thức và kỹ năng, như: lao động quản lý, nhà chuyên môn bậc cao và bậc trung…

Bên cạnh đó, nội dung đào tạo nghề cho người lao động DTTS còn nhiều bất cập; ngành, nghề dạy chủ yếu vẫn là nghề liên quan đến nông nghiệp, ngắn hạn; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, nhất là nghề phi nông nghiệp, việc làm tại chỗ hiệu quả còn thấp; việc kết nối đào tạo nghề với giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều lao động đã được đào tạo nhưng chưa tìm được việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với ngành, nghề được đào tạo. Các ngành nghề đào tạo phi nông nghiệp có phần “na ná” nhau khi chủ yếu là các ngành thủ công mỹ nghệ như: đan lục bình, đan ghế nhựa, kết cườm,…các ngành này đã không còn phù hợp và thu nhập mang lại không cao, chỉ hỗ trợ phần nào đời sống hằng ngày chứ không đảm bảo được đời sống đồng bào.

Tại Sóc Trăng, một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (chủ yếu là Khmer và Hoa chiếm khoảng 33% dân số của tỉnh) có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mỗi năm đào tạo trên 20.000 người. Nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp (năm 2021 là 61%), lực lượng lao động của tỉnh Sóc Trăng từ 15 tuổi trở lên là 641.900 người số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo vị trí việc làm là 629.600. Tuy nhiên, nguồn lao động có kỹ năng, trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên chỉ chiếm 6,98% tổng số lao động được đào tạo nghề; lao động có chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp trình độ thấp, không văn bằng, chứng chỉ vẫn còn nhiều chiếm đến 93,02% tổng số lao động được đào tạo nghề.

Theo bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, chính sách đào tạo nghề và chuyển đổi nghề cho lao động đồng bào DTTS nhất là đồng bào dân tộc Khmer là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay có quy định chung về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi áp dụng vào đối tượng học viên là người lao động DTTS rất khó do quy định tiền ăn chỉ là 30.000 đồng/người/ngày nhưng đến cuối khóa học xong mới được thanh toán và thanh toán trên số ngày được học trong khi người lao động nhất là người lao động dân tộc Khmer chủ yếu là đi làm thuê và thu nhập cũng cao hơn nên số tiền được cấp khi tham gia khóa học không đảm bảo cuộc sống gia đình chính vì thế tỷ lệ tham gia các lớp đào tạo nghề không cao.”

Bài 2: Nguyên nhân chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS còn thấp

Bài 3: Gỡ khó và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.