Na Uy: Tranh cãi về việc thu học phí sinh viên quốc tế

GD&TĐ -Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học tại Na Uy không thu học phí đối với sinh viên quốc tế.

Na Uy dự kiến thu học phí từ sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu.
Na Uy dự kiến thu học phí từ sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu.

Bộ Giáo dục Na Uy mới đây đã đề xuất lên chính phủ về việc thu học phí đại học của sinh viên đến từ các quốc gia ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Thuỵ Sĩ.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học tại Na Uy không thu học phí đối với sinh viên quốc tế. Sinh viên chỉ đóng một khoản phí bắt buộc trị giá 300 – 600 NOK/học kì (khoảng 700 nghìn đến 1,4 triệu đồng).

Bộ trưởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học Na Uy, Ola Borten Moe, nhận định biện pháp trên là công bằng vì theo quy định, sinh viên Na Uy phải trả học phí khi du học nước ngoài.

Ngoài ra, theo ông Ola, sinh viên quốc tế lựa chọn Na Uy không phải vì chi phí mà vì chất lượng giáo dục của nước này được đánh giá cao trên thế giới. Việc thu học phí còn giúp kiểm soát số lượng du học sinh tại Na Uy; đồng thời, mở rộng điều kiện học tập và sinh hoạt cho sinh viên trong nước.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định biện pháp trên sẽ gây ra tình trạng phân biệt đối xử với du học sinh.

Ông Emmanuel Kofi Ovon Babtunde, cố vấn cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Đổi mới tại ĐH Bergen, cho biết, việc thu học phí sẽ ảnh hưởng đến những nhóm dễ bị tổn thương nhất như sinh viên các nước đang phát triển tại châu Phi.

Ước tính năm 2019, khoảng 19 nghìn sinh viên quốc tế đên Na Uy. Những quốc gia có đông du học sinh tại Na Uy lần lượt là Trung Quốc, Iran, Syria, Pakistan...

Theo UWN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải