Na Uy: Giáo dục linh hoạt là bước tiến hậu Covid-19

GD&TĐ - Theo khảo sát ngày 10/5 của Chính phủ Na Uy, gần 10% tổng số sinh viên đang học tập qua hình thức trực tuyến.

Sau dịch Covid-19, nhiều sinh viên thích học trực tuyến.
Sau dịch Covid-19, nhiều sinh viên thích học trực tuyến.

Bộ trưởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học Na Uy, Ola Borten Moe, nhận định nhu cầu về dạy học linh hoạt giữa trực tuyến và trực tiếp đang ngày càng phát triển.

“Nhiều sinh viên muốn học tại nhà hoặc vừa học vừa làm nên các trường phải dạy học linh hoạt bằng cách áp dụng nhiều hình thức đào tạo. Đây là một bước phát triển cần thiết trong lĩnh vực giáo dục đại học”, ông Borten cho biết.

Sau dịch Covid-19, nhiều quốc gia phương Tây ghi nhận số lượng lớn thanh thiếu niên thích học trực tuyến thay vì trực tiếp. Đáp ứng nhu cầu này, các trường đại học đã mở thêm chương trình đào tạo từ xa, đào tạo kết hợp.

Không chỉ sinh viên quốc tế, nhiều sinh viên trong nước hoan nghênh mô hình dạy học linh hoạt này. Năm 2021, Na Uy có hơn 29.400 sinh viên theo học chương trình giáo dục linh hoạt, tăng 13% so với năm 2022. Số lượng sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục đại học cũng tăng cao do các trường cung cấp chương trình đào tạo trực tuyến.

Thời gian tới, Chính phủ Na Uy sẽ mở rộng các chương trình đào tạo linh hoạt dành cho người đi làm nhằm nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực.

Theo Schengenvisainfo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.