Na Uy: Định hình chương trình giáo dục toàn cầu

Na Uy: Định hình chương trình giáo dục toàn cầu

Nhỏ mà có võ

Quốc gia chỉ có 5,2 triệu người này đã giúp đỡ rất nhiều trẻ em ở các nước đang phát triển có cơ hội được đi học. Một báo cáo gần đây đã tiết lộ toàn bộ sự hào phóng và khả năng lãnh đạo của Na Uy khi hỗ trợ hơn 260 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới được đến trường.

Vượt lên thách thức – chương trình do Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (NORAD) sản xuất - ghi lại các hoạt động đã thực hiện và kết quả đạt được thông qua viện trợ của Na Uy cho giáo dục toàn cầu từ 2013 - 2016. Chương trình đã hỗ trợ giáo dục cho hơn 3,1 triệu trẻ em mỗi năm, bao gồm: 1,6 triệu trẻ em ở các quốc gia nghèo và bị ảnh hưởng bởi xung đột; Tạo điều kiện cho 11 triệu HS được cung cấp tài liệu học tập; Phân phối hơn 8,5 triệu sách giáo khoa; Đào tạo 140.000 GV; Xây dựng hoặc tân trang 5.400 phòng học ở các quốc gia nghèo.

"Trong giai đoạn 2013 - 2016, hỗ trợ phát triển quốc tế từ Na Uy đã giúp cung cấp giáo dục cho số lượng trẻ trên thế giới gấp 5 lần so với HS tiểu học Na Uy. Đã đến lúc cộng đồng toàn cầu hợp tác và cung cấp cơ hội học tập thực sự cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục chất lượng là điều cần thiết để xóa đói giảm nghèo", Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói.

Na Uy: Định hình chương trình giáo dục toàn cầu ảnh 1
Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Borge Brende thăm các trường học ở Nepal. Ảnh: Theirworld

Có thể nói, Na Uy có vai trò to lớn trong việc định hình chương trình giáo dục trên thế giới. Năm 2013, chính phủ tuyên bố sẽ tăng gấp đôi chi viện trợ cho giáo dục toàn cầu và đóng vai trò chính trong nỗ lực nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người. Do đó, quốc gia này đã tăng viện trợ cho giáo dục từ 210 triệu USD năm 2013 lên 400 triệu USD trong năm 2016. Nguồn viện trợ đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng và thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững – (một bộ mục tiêu cần đạt được vào năm 2030) và được các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc cam kết vào năm 2015 về giáo dục cho tất cả mọi người.

Năm 2014, chính phủ Na Uy đã hợp tác với Gordon Brown, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Giáo dục Toàn cầu. Sự hợp tác này đã tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về những thách thức toàn cầu trong giáo dục và kết quả là Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục Oslo năm 2015 đã diễn ra tốt đẹp. Cuộc họp mặt có sự tham dự của Tổng thư ký LHQ lúc bây giờ là ông Ban Ki-moon và các bộ trưởng giáo dục cùng các tổ chức phi chính phủ hàng đầu. 

Họ nghe thấy một lời cầu xin nồng nhiệt từ Hellen Griberg, một trong những Đại sứ Thanh niên Toàn cầu từ phong trào A World at School của Itsworld. Cô nói với các nhà lãnh đạo quốc tế: "Đối với những người trẻ tuổi, giáo dục cho chúng ta tự do và hy vọng".

Từ hội nghị thượng đỉnh đó, quỹ Giáo dục Không thể chờ đợi đã xuất hiện nhằm giúp cung cấp việc học trong các trường hợp khẩn cấp. Na Uy và Gordon Brown cũng là trụ cột trong việc thành lập Ủy ban Giáo dục. Ủy ban đã đề xuất một kế hoạch đổi mới được gọi là Tổ chức Tài chính Quốc tế cho Giáo dục (IFFEd) với tài khóa 10 tỷ USD mỗi năm để giúp hàng triệu trẻ em trên khắp thế giới được đến trường.

Không ngừng đầu tư cho tương lai

Na Uy: Định hình chương trình giáo dục toàn cầu ảnh 2
Tòa nhà chính của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy ở Trondheim. Ảnh: Wikipedia

Khi hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Đức năm 2012, Na Uy đã đóng góp vào việc tài trợ cho giáo dục lần đầu tiên. Các nhà lãnh đạo cam kết hành động để biến IFFEd thành một phần quan trọng của giải pháp giáo dục. Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Borge Brende cho biết: "Na Uy đã đóng vai trò hàng đầu trong việc huy động sự hỗ trợ giáo dục cho tất cả mọi người, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững. 

Trẻ em phải trả giá cao nhất trong các cuộc chiến tranh. Xung đột vũ trang là một trở ngại lớn đối với giáo dục - không chỉ vì bạo lực và hủy diệt mà nó còn gây ra bởi các rào cản đối với giáo dục như nghèo đói và phân biệt đối xử". Năm 2016, viện trợ của Na Uy cho giáo dục trong các trường hợp khẩn cấp nhân đạo đã tăng 150%. Bộ trưởng Brende nói thêm: "Ngày nay, chỉ có một số ít các quốc gia bao gồm viện trợ giáo dục trong chính sách nhân đạo của họ. Từ năm 2013 - 2016, Na Uy đã tăng tỷ lệ tài trợ nhân đạo cho giáo dục từ 2% lên 9%, vượt mục tiêu 4% của Liên Hợp Quốc".

TheoTheirworld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ