Na Uy không loại trừ việc đưa quân tham chiến

GD&TĐ - Oslo để ngỏ khả năng đưa quân vào Ukraine, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Bart Eide nói rõ trong cuộc phỏng vấn với tờ European Pravda.

Na Uy không loại trừ việc đưa quân tham chiến

Ông Eide lưu ý rằng về lâu dài, Na Uy không loại trừ việc đưa quân vào Ukraine, mặc dù hiện tại chưa có bản kế hoạch nào như vậy.

Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy lưu ý rằng các cuộc trò chuyện được tổ chức về chủ đề tiềm năng đó là đưa quân đội phương Tây vào Ukraine thực ra không phải nói về các đơn vị chiến đấu, mà nhằm mục đích hỗ trợ, huấn luyện, cố vấn...

"Hiện tại chúng tôi chưa có kế hoạch gửi quân. Tôi không nghĩ nhiều nước sẵn sàng làm như vậy.

Nhưng mặt khác, ở góc độ dài hạn, tôi không nghĩ rằng chúng ta nên loại trừ bất cứ điều gì”, ông Eide nói rõ.

Vị quan chức nói trên nhấn mạnh, NATO muốn hỗ trợ Ukraine ở mức độ đủ giúp cho Kyiv chiến thắng.

“Nhưng NATO không có mong muốn trở thành một bên trực tiếp trong cuộc chiến, bởi vì điều này có thể dẫn đến chiến tranh thế giới, viễn cảnh mà chúng tôi không mong muốn”, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy nói thêm.

Binh sĩ NATO sẽ tiến vào Ukraine trong tương lai?

Binh sĩ NATO sẽ tiến vào Ukraine trong tương lai?

Cuối tháng 2 năm 2024, các quan chức cấp cao của Hà Lan, Estonia và Lithuania cũng cho biết họ không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine.

Đại diện các nước nhấn mạnh rằng binh sĩ chủ yếu là nhân viên hỗ trợ - những người sẽ tiến hành đào tạo, giúp điều chỉnh các quy trình và thực hiện công việc không liên quan đến chiến sự.

Thủ tướng Estonia Kaya Kallas cho biết, mọi phương án đều "được đặt trên bàn" để giúp Ukraine.

Cố vấn của Tổng thống Litva Kästutis Budris nói thêm, nước này đang xem xét khả năng cử giảng viên đến Ukraine, nhưng ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ vũ khí và đạn dược.

Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anusauskas cũng lên tiếng về khả năng quân NATO vào Ukraine với mục đích huấn luyện. Đồng cấp của ông, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Onno Eichelsheim, cũng bày tỏ quan điểm về việc đưa quân tới Ukraine.

Trong lúc này, giới truyền thông sẽ nhớ lại việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người đầu tiên nói về khả năng đưa quân đội của mình vào Ukraine.

Ông Macron lưu ý rằng hiện chưa có kế hoạch cụ thể nào về việc triển khai binh sĩ, nhưng khẳng định rằng khả năng như vậy sẽ là một phần trong chính sách mang tính chiến lược, nhằm cho Nga thấy sự sẵn sàng của các nước phương Tây trong việc thực hiện hành động quyết định.

90 nghìn binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Theo European Pravda

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ