Mỹ vận động châu Á ủng hộ trừng phạt Nga

Chính quyền Washington đang vận động các cường quốc châu Á ủng hộ các biện pháp cấm vận mà phương Tây vừa áp lên Nga nhằm tăng cường sức ép quốc tế đối với Matxcơva.

Mỹ vận động châu Á ủng hộ trừng phạt Nga
Mỹ vận động châu Á ủng hộ trừng phạt Nga ảnh 1

Chuyên gia của OSCE tại điểm gần hiện trường đang được phe ly khai thân Nga canh giữ - Ảnh: Reuters

Theo báo Wall Street Journal, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ từ đầu tuần, các quan chức ngoại giao Mỹ đã gặp quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore để tìm kiếm sự ủng hộ đối với việc trừng phạt Nga. Những cuộc gặp tương tự cũng diễn ra ở Nhật trong hôm qua và hôm nay.

Các chuyên gia quốc tế đến hiện trường MH17

Theo RIA, hôm qua các chuyên gia hàng không Nga đã đến Kiev để chuẩn bị tới hiện trường thảm họa MH17 điều tra. Phái đoàn Nga cho biết sẽ nghiên cứu các mảnh vỡ của máy bay ở hiện trường. Trong khi đó Reuters cho biết các chuyên gia của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và chuyên gia từ Hà Lan, Úc đã tiếp cận được hiện trường máy bay rơi.

Tuy nhiên không dễ để Washington thuyết phục châu Á. Trung Quốc hiện là đồng minh thân cận của Nga. Còn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố phản đối việc Nga sáp nhập Crimea nhưng không cam kết cấm vận Nga. 

Thủ tướng Úc Tony Abbott trước đó cũng cho biết sẽ không trừng phạt Matxcơva. Chỉ có Nhật hiện đang chuẩn bị một số biện pháp cấm vận “hạn chế” với Nga.

Hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin mới đây Matxcơva cảnh báo các đòn trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ dội ngược lại phương Tây. “Mỹ đang tự bắn vào chân mình” - Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố và mô tả việc EU cấm vận các ngành năng lượng, vũ khí và tài chính Nga là “vô trách nhiệm”. “Chúng sẽ chỉ dẫn tới tình trạng giá năng lượng ở thị trường châu Âu tăng vọt” - điện Kremlin nhấn mạnh.

Nga đã thực hiện một số động thái trả đũa nhất định. Hôm 30-7, Matxcơva đã ra lệnh cấm nhập toàn bộ rau quả từ Ba Lan, quốc gia lớn tiếng ủng hộ việc trừng phạt Nga, và cho biết có thể áp lệnh cấm này với phạm vi toàn châu Âu. Hôm qua, Nga công bố lệnh cấm nhập khẩu nước trái cây từ Ukraine. Mặt hàng thịt nhập khẩu từ Moldova cũng đã bị hạn chế.

Trước đó, các lãnh đạo G-7 tuyên bố Nga vẫn sẽ phải đối mặt với những biện pháp cấm vận ngặt nghèo hơn nữa nếu không thay đổi chính sách với Ukraine. “Nga vẫn còn cơ hội chọn con đường giảm căng thẳng - khối G-7 khẳng định - Nếu không làm vậy, chúng tôi sẽ buộc Nga phải trả giá thêm”. Sáng 31-7, EU đóng băng tài sản và cấm thị thực thêm tám cá nhân bị đánh giá là thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ba công ty.

Reuters dẫn lời một số chuyên gia tài chính nhận định các ngân hàng và công ty Nga bị đẩy ra khỏi thị trường vốn châu Âu sẽ không dễ chuyển hướng sang châu Á. Bởi các tổ chức tài chính châu Á đã nhìn thấy bài học từ vụ Mỹ phạt Ngân hàng Pháp BNP Paribas 9 tỉ USD vì làm ăn tại Sudan, Iran và Cuba, những nước bị Washington cấm vận. Chắc chắn chi nhánh các ngân hàng, công ty của phương Tây ở châu Á sẽ tránh xa Nga.

Tuy nhiên, không ít nhà phân tích cảnh báo các tập đoàn năng lượng phương Tây như BP, Exxon, Chevron, Shell... sẽ là đối tượng chịu thiệt hại đầu tiên khi Mỹ và EU cấm vận ngành năng lượng Nga. Ngược lại, các công ty Trung Quốc sẽ nhảy vào thị trường Nga lấp chỗ trống và hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ có kinh tế Nga và EU đều sẽ xấu đi.

Còn các nhà phân tích châu Âu cho rằng “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến lệnh trừng phạt Nga chính là Mỹ, vì tổng trao đổi thương mại Nga - EU lớn gấp 10 lần kim ngạch ngoại thương Mỹ - Nga.

Một số trang tin phân tích của châu Âu cũng nhận định EU cũng bị thiệt hại không kém nghiêm trọng từ các biện pháp trừng phạt chống Nga. 

Theo đánh giá ban đầu, Nga sẽ chịu thiệt hại khoảng 23 tỉ euro (tương đương 1,5% GDP) trong năm nay và 75 tỉ euro (4,8% GDP) vào năm tới. Trong khi đó, đối tác EU cũng có thể bị thiệt hại tương ứng khoảng 40 tỉ euro (0,3% GDP) và 50 tỉ euro (0,4% GDP).

Theo Tuổi trẻ

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...