Đây là sản phẩm Mỹ hợp tác với Australia để nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí có thể bay nhanh ít nhất gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh (khoảng từ hơn 6.000km/h đến 12.400km/h).
Giai đoạn mới nhất của Chương trình thử nghiệm nghiên cứu chuyến bay quốc tên siêu thanh (HiFIRE) đã bao gồm ít nhất một chuyến bay siêu thanh thành công tại Woomera, Nam Australia.
Hợp tác chung trị giá 54 triệu đô la này có sự tham gia của Không lực Mỹ, hãng máy bay Boeing, Tập đoàn khoa học và công nghệ quốc phòng của Bộ Quốc phòng Australia, Hệ thống BAE Australia và Đại học Queensland.
Theo tờ The Washington Examiner, Tướng John Hyten của Không lực Mỹ cho biết, cả Nga và Trung Quốc đều đã chế tạo tàu lượn siêu thanh.
Đô đốc hải quân Mỹ Harry Harris đã nói trước Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua rằng: “Tôi lo ngại về sự phát triển vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga và tôi đã bầy tỏ những lo lắng này đúng chỗ. Điều chúng ta có thể làm là tự phát triển vũ khí siêu thanh của mình và cải thiện hệ thống phòng vệ chống lại họ”.
Theo hãng tin The Drive, một tên lửa siêu thanh có thể bay 1.600km trong thời gian chưa tới 17 phút. Mặc dù nhiều tên lửa đạn đạo có thể bay nhanh hơn, nhưng chúng lại dễ bị các vệ tinh cảnh báo sớm phát hiện, trong khi đó, tên lửa siêu thanh khó bị phát hiện hơn. Lầu năm góc đã phát triển thiết bị chặn tên lửa đạn đạo có thể hạ gục những vũ khí như vậy khi đang bay, và do đó có thể giảm thiểu được mối đe dọa.
Phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh cho phép Mỹ tiến hành các cuộc tấn công có thông báo ngắn hoặc không có thông báo.
Dự án HiFIRE, ban đầu có sự tham gia của cơ quan vũ trụ NASA, đã bắt đầu khởi động từ hơn 8 năm trước.