Mỹ: Trẻ em và thanh thiếu niên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội

GD&TĐ - Trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ đang dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội, với số giờ dành cho trực tuyến tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát.

Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết cho việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội.
Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết cho việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội.

Đó là kết quả từ một cuộc khảo sát mới đây do tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Common Sense Media công bố.

Hệ lụy bởi đại dịch Covid-19

Cụ thể, việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội ở thanh thiếu niên và nữ sinh Mỹ đã tăng 17% từ năm 2019 đến năm 2021, tăng nhanh hơn so với 4 năm trước.

Trung bình, tại Mỹ, thời gian sử dụng màn hình hằng ngày ở lứa tuổi thanh thiếu niên (từ 8 đến 12 tuổi) đã tăng lên 5 giờ 33 phút từ 4 giờ 44 phút  và lên 8 giờ 39 phút từ 7 giờ 22 phút đối với thanh thiếu niên (từ 13 đến 18 tuổi) .

Các chuyên gia nhận định, kết quả này có thể là sự phản ánh những khó khăn mà các gia đình phải chịu đựng do trường học đóng cửa, quá trình chăm sóc trẻ em và giao tiếp xã hội gặp khó khăn trong suốt giai đoạn dịch bệnh.

Đáng chú ý là sự gia tăng sử dụng mạng xã hội ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi, trên các nền tảng như Instagram, Snapchat và Facebook, mặc dù các nền tảng này yêu cầu người dùng phải từ 13 tuổi trở lên vì luật ở Mỹ cấm công ty thu thập dữ liệu từ trẻ em.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thói quen giao tiếp của mọi người.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thói quen giao tiếp của mọi người.

Bà Diana Graber, người sáng lập Cyberwise, một trang web dành cho những người trưởng thành muốn giúp trẻ em sử dụng công nghệ một cách an toàn và cũng là tác giả của cuốn sách “Nâng cao con người trong thế giới kỹ thuật số”, khẳng định phát hiện này “không làm tôi ngạc nhiên”.

Theo bà Graber, trong thời gian đại dịch xảy ra, trẻ em sử dụng màn hình để giải trí và kết nối với bạn bè, vì nhiều em không được đến trường học hoặc tham gia các hoạt động xã hội trực tiếp.

Bà Graber chia sẻ: "Số lượng lớn trẻ em sử dụng mạng xã hội khi chúng còn rất nhỏ, điều này khiến tôi cảm thấy rất lo lắng. Các ứng dụng mạng xã hội này không được thiết kế để phục vụ trẻ em”.

Trẻ em từ gia đình thu nhập thấp có thời gian sử dụng điện thoại nhiều nhất

Theo tiến sĩ Devorah Heitner, chuyên gia về an toàn mạng, những đứa trẻ từ gia đình thu nhập thấp có thời gian sử dụng điện thoại nhiều nhất vì đó là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch.

"Trẻ em từ gia đình thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nhiều nhất do ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học", tiến sĩ Heitner phân tích. Vì người lao động thu nhập thấp thường bị yêu cầu đi làm tại nơi làm việc, cha mẹ trong các gia đình này thường không ở nhà, để lại mình đứa trẻ với chiếc điện thoại.

Theo một số chuyên gia, thời gian dùng điện thoại tăng không nhất thiết là điều đáng lo ngại. Chẳng hạn, trẻ em có thể kết nối với bạn bè trong đại dịch nhờ công nghệ, tiến sĩ Heitner chia sẻ.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới đây có sự tham gia của 1.306 người từ độ tuổi 8-18 cho thấy, mục đích chủ yếu khi dùng điện thoại của trẻ không phải để giữ liên lạc với bạn.

Thanh thiếu niên được ghi nhận dành trung bình 3 giờ mỗi ngày xem video và 2 giờ chơi game trong khi thời gian trò chuyện hoặc gọi video với bạn bè chỉ vào khoảng 20 phút.

Tiến sĩ Heitner phân tích: "Điều đáng lo ngại là mạng xã hội đang thay thế những hoạt động khác như ngủ nghỉ, đọc sách, làm việc nhà hay dành thời gian cho gia đình, những điều tích cực cho trẻ".

Việc sử dụng mạng xã hội ở trẻ em Mỹ từ 8 đến 12 tuổi, trên các nền tảng như Instagram, Snapchat và Facebook, đang gia tăng.

Việc sử dụng mạng xã hội ở trẻ em Mỹ từ 8 đến 12 tuổi, trên các nền tảng như Instagram, Snapchat và Facebook, đang gia tăng.

Trẻ em cũng có thể vô tình gặp phải những nội dung khiêu dâm, hình ảnh tự hại hoặc bài đăng ủng hộ rối loạn ăn uống, tiến sĩ Heitner bổ sung.

Một điều đáng lo ngại khác là tin tức sai lệch tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Bà Graber nói: "Một đứa trẻ chưa thể phân biệt được thật và giả. Chúng có thể liên tục gặp phải tin giả và nhìn nhận sai lệch về thế giới".

Từ kinh nghiệm giảng dạy kiến thức số, bà Graber gợi ý cha mẹ có thể yêu cầu trẻ phân tích cách chúng phân bổ thời gian trong một ngày.

“Cha mẹ có thể ngồi lại để thỏa thuận với trẻ về việc sử dụng công nghệ, ghi lại cụ thể rằng con được dùng điện thoại khi nào, ở đâu và trong bao lâu. Ví dụ, trẻ nhỏ chỉ được phép xem YouTube khi có cha mẹ trong phòng”, bà Graber chia sẻ.

Theo The New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.