Mỹ thử nghiệm tên lửa mới tương tự “Iskander“

GD&TĐ - Công ty Raytheon đã tuyên bố thử nghiệm thành công một đầu đạn cải tiến cho tên lửa đạn đạo “DeepStrike” mới. Các thử nghiệm bay đầu tiên của vũ khí mới được lên kế hoạch vào cuối năm 2019, theo Defence Blog.

Mỹ thử nghiệm tên lửa mới.
Mỹ thử nghiệm tên lửa mới.

Trong quá trình thử nghiệm, đầu đạn được kích nổ trong điều kiện có kiểm soát. Đại diện của Công ty “Raytheon” cho biết đầu đạn đã vượt qua các yêu cầu mà Quân đội Hoa Kỳ đưa ra: kết luận này được đưa ra dựa trên cơ sở số lượng của các mảnh vỡ và sự phân phối của chúng khi nổ.

Tên lửa “DeepStrike” là tên lửa dẫn đường mới có độ chính xác cao được thiết kế để thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật Army Tactical Missile System (ATACMS) đã lỗi thời hiện đang phục vụ trong quân đội Mỹ.

Công ty Raytheon phát triển hệ thống tên lửa mới theo dự án “tên lửa tấn công chính xác” (Precision Strike Missile, PrSM). Các nhà phát triển hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu suất, tăng gấp đôi sức mạnh chiến đấu và giảm giá thành sản phẩm. Được biết, tên lửa mới sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách từ 60 đến 499 km.

Các cuộc thử nghiệm của dự án PrSM sẽ được hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024, sau đó việc sản xuất tên lửa mới sẽ bắt đầu.

Theo news.rambler.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.