Mỹ phát triển vũ khí laser cho chiến đấu cơ

Quân đội Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí laser tương lai và dự kiến có thể trang bị cho chiến đấu cơ của Không quân nước này sớm nhất vào năm 2022.

Mỹ phát triển vũ khí laser cho chiến đấu cơ
150512-F-XX000-001-2347-1432011153.jpg

Hình ảnh mô phỏng một cuộc cận chiến giữa các máy bay trang bị vũ khí laser. Ảnh: Breaking Defense.

Hải quân Mỹ hồi tháng 9 chi 40 triệu USD để lắp một Hệ thống Vũ khí Laser (LaWS) 30 kW trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce. Loại vũ khí này chưa được sử dụng trong chiến đấu thực sự và mới bắn thử nhằm vào mục tiêu là máy bay không người lái.

"Vũ khí có thể phá hủy các cảm biến, thiêu đốt động cơ rồi cuối cùng là kích nổ loại chất nổ mà mục tiêu có thể mang theo. Bằng cách tập trung vào những điểm quan trọng, thủy thủ trên Ponce đã giảm thời gian cần thiết để bắn hạ một máy bay không người lái", Breaking Defense dẫn lời Đô đốc Matthew Klunder, Trưởng phòng Nghiên cứu Hải quân, nói.

Lầu Năm Góc muốn lắp đặt các LaWS hơn 100 kW trên giá treo vũ khí phía ngoài chiến đấu cơ Không quân Mỹ vào năm 2022.

Tuy nhiên, công nghệ vũ khí laser vẫn còn một số hạn chế lớn. Nó tốn quá nhiều năng lượng để tạo ra một tia laser có khả năng gây thiệt hại. Hơn nữa, việc lắp đặt cỗ máy có khả năng cung cấp nguồn năng lượng này ở trên tàu dễ dàng hơn.

"Ứng dụng trên không có thể là thách thức lớn nhất", David Hardy, thuộc phòng Nghiên cứu Không lực, nói. "Có thể lắp nhiều thiết bị có kích thước, trọng lượng và uy lực (SWAP) trên tàu hơn là máy bay. Thêm nữa, máy bay thường có xu hướng rung lắc hơn tàu". Không quân Mỹ hy vọng sẽ khắc phục được những khó khăn này trong vài năm tới.

Cơ quan quản lý các dự án cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) mới đây thông báo dự án Hệ thống Phòng thủ Khu vực Laser Lỏng Năng lượng Cao (HELLADS) đã tạo ra "một vũ khí laser 150 kW nhỏ hơn và nhẹ hơn 10 lần so với laser cùng uy lực". Chúng đủ nhỏ để có thể lắp đặt trên máy bay.

"Laser 150 - 200 kW có khả năng đối phó với tên lửa đất đối không và không đối không", Mark Gunzinger, tác giả một nghiên cứu của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nói. Cường độ đó "hoàn toàn có thể" tấn công máy bay có người lái, "đặc biệt là ở độ cao nơi không khí loãng hơn".

Uy lực LaWS trên máy bay chỉ bị phụ thuộc bởi lượng nhiên liệu. "... LaWS có thể khai hỏa miễn là phi cơ còn đủ nhiên liệu để chuyển hóa thành điện năng cho laser", Hardy nói. Một số ước tính cho thấy một phát bắn laser chỉ tốn 1 lít nhiêu liệu, rẻ hơn nhiều so với tên lửa không đối không.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.