Mỹ phân trần lý do từ chối cấp thị thực cho các nhà báo Nga

GD&TĐ - Ngày 24/4, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby giải thích việc từ chối cấp thị thực cho các nhà báo Nga.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby (phải).
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby (phải).

Ông cho rằng điều này có liên quan đến các hoạt động tuyên truyền của truyền thông nhà nước Nga.

"Truyền thông nhà nước Nga là cơ quan tuyên truyền. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải bảo vệ quyền tự do báo chí, sự độc lập của báo chí, vốn phải được tự do thực hiện công việc của mình" - ông nói với đài CNN.

Ông John Kirby cho biết thêm, giới chức Mỹ cũng đang cố gắng liên lạc với phía Nga để thảo luận về chủ đề công dân Mỹ bị giam giữ tại Liên bang Nga.

Trước đó, phái đoàn của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp khá nhiều khó khăn khi xin thị thực Mỹ để tới New York tham gia các sự kiện của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong 2 ngày 24 và 25/4.

Đáp lại, ông Lavrov nói rằng Mỹ "sợ hãi" và đảm bảo với các phóng viên rằng Nga "sẽ không quên hoặc tha thứ" đối với vụ việc này.

Nhà khoa học chính trị Mỹ John Varoli bày tỏ quan điểm cho rằng quyết định của Washington là vô dụng khi từ chối cấp thị thực cho các nhà báo Nga và tước đi của họ cơ hội quan sát các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ông lưu ý rằng lý do của hành vi này là sự bất lực và không có khả năng tác động đến một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Ngày 1/4, chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã được chuyển giao cho Nga.

Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov nói rằng Nga sẽ thực hiện tất cả các quyền của mình, tiếp tục là thành viên có trách nhiệm của cơ quan này.

Theo IZ/TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.