Để Quân đội Mỹ có thể trông cậy vào tiêm kích tàng hình F-35 trong một cuộc chiến tương lai, cần phải lo lắng về một "chuỗi cung ứng bền vững hơn", Trung tướng Michael Schmidt - giám đốc điều hành của chương trình cho biết trên ấn phẩm Defense News.
Chuỗi cung ứng các bộ phận của F-35 hiện đang hoạt động theo cách mà chiếc chiến đấu cơ chỉ có một nguồn dự trữ nhỏ trong kho và chúng thường chỉ được giao ngay trước khi cần thiết - đây là kế hoạch để giảm chi phí duy trì máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đắt tiền.
Nhưng trong trường hợp xảy ra chiến tranh, tình hình này "có thể dẫn đến thảm họa", Trung tướng Schmidt lưu ý.
Thực tế trên là dễ hiểu, bởi vì ngay cả với chuỗi cung ứng đã phát triển hoàn hảo, đều có thể dẫn đến việc các máy bay chiến đấu đơn giản là không nhận được đủ thành phần cần thiết trong thời điểm cấp bách.
Hiện nay có khá nhiều tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ không ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. |
Về vấn đề này, Tập đoàn Lockheed Martin lưu ý rằng họ hiện đang cố gắng dự báo cái gọi là "chu kỳ nhu cầu" để có thể xác định thời điểm và thành phần nào sẽ cần được ưu tiên cung cấp.
Và theo đại diện nhà sản xuất, ngay cả khi có sẵn kinh phí và khả năng sửa chữa, vẫn cần thời gian để chuẩn bị nhiều linh kiện. Nói chung để có một chuỗi cung ứng ổn định trong điều kiện thời chiến, các bên sẽ phải hợp tác với nhau một cách hiệu quả.
Theo Trung tướng Schmidt, thực tế là chương trình F-35 mang tính quốc tế, điều này cũng sẽ giúp duy trì năng lực tác chiến của tiêm kích Lightning II một cách hiệu quả.
"Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ vận hành 500 đến 600 chiếc F35 ở châu Âu", ông Schmidt lưu ý, đồng thời cho biết thêm rằng con số này là rất lớn, do vậy các đồng minh cần xây dựng sử dụng hệ thống hậu cần và đảm bảo kỹ thuật của nhau.
Nhưng trước đó, cũng cần tính toán thời gian để có thể giao đúng linh kiện đến từng địa điểm kịp thời gian.