Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt tới Iran

GD&TĐ - Washington đã cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào một số dự án dân sự tại nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. Động thái này nhằm thúc đẩy đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA).

Hình ảnh vệ tinh của nhà máy điện hạt nhân Bushehr vào ngày 14 tháng 3 năm 2013.
Hình ảnh vệ tinh của nhà máy điện hạt nhân Bushehr vào ngày 14 tháng 3 năm 2013.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, động thái trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thảo luận, nhằm tiến tới việc quay trở lại thực hiện đầy đủ JCPOA và tạo cơ sở cho Iran trở lại thực hiện các cam kết của mình tại JCPOA.

Là một phần của JCPOA, năm 2015, Tehran nhất trí cho phép chương trình năng lượng hạt nhân của mình được giám sát chặt chẽ. Theo đó, Iran khẳng định không bao giờ tìm cách đạt được vũ khí nguyên tử để đổi lấy việc được giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc theo sự thúc đẩy của Mỹ.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump quyết định rằng JCPOA không đủ tốt và đơn phương áp dụng lại các lệnh trừng phạt vào năm 2018. Khi nhậm chức vào tháng 1/2021, Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẵn sàng quay lại JCPOA nếu Iran tuân thủ các yêu cầu của hiệp ước này. Tehran trả lời rằng Washington cần tuân thủ trước bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết vào tháng trước rằng “nếu các bên sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thì cơ sở để đạt được thỏa thuận về các vấn đề hạt nhân sẽ sẵn sàng”.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc giảm nhẹ trừng phạt là phục vụ “lợi ích không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn hạt nhân của Mỹ”, không nên được coi là một “cam kết hoặc một phần của việc cái này đổi lấy cái kia.”

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thông báo tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

GD&TĐ - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển dụng viên chức (diện xét tuyển viên chức) năm 2024 như sau: