Mỹ nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Mỹ mới đây công bố chương trình tài trợ Hỗ trợ Phát triển nhà giáo hiệu quả (SEED) nhằm tăng nguồn cung giáo viên chất lượng cao trong bối cảnh đang đối mặt tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng.

Tình trạng thiếu giáo viên tại Mỹ trở nên trầm trọng sau đại dịch.
Tình trạng thiếu giáo viên tại Mỹ trở nên trầm trọng sau đại dịch.

Cụ thể, SEED sẽ trao 65 triệu USD hỗ trợ công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và xử lý khủng hoảng tinh thần cho giáo viên. Chương trình này là một phần trong cam kết rộng lớn của Chính phủ Mỹ trong việc xây dựng hệ thống giáo dục đa dạng, chống lại tình trạng thiếu giáo viên trên toàn quốc.

Trước đó, vào tháng 3/2022, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona đã đưa ra lời kêu gọi hành động toàn quốc đối với các tiểu bang, các nhà lãnh đạo giáo dục đại học và các trường học để cùng nhau giải quyết tình trạng trên.

Ông Cardona bày tỏ: “Tình trạng thiếu giáo viên là thách thức lớn khi các trường đang nỗ lực phục hồi, đặc biệt là trường dành cho học sinh da màu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật. Chính phủ đã thông qua Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ nhằm trang bị nguồn lực tài chính để các tiểu bang, khu học chánh, trường học vượt qua thách thức này”.

Bộ trưởng Giáo dục Mỹ kêu gọi các tiểu bang, khu học chánh, các trường học sử dụng quỹ hỗ trợ của chính phủ để tuyển dụng thêm giáo viên, bồi dưỡng kỹ năng giáo viên hiện hành hoặc chăm lo cho đời sống giáo viên.

Các bang cần cam kết xây dựng hoặc mở rộng các gói ưu đãi cho giáo viên, tăng lương cho giáo viên. Các khu học chánh thuê thêm trợ giảng, tích cực đào tạo kinh nghiệm cho giáo viên trẻ, vận động giáo viên đã nghỉ hữu hỗ trợ ngành giáo dục...

Nhằm tăng số lượng sinh viên ngành sư phạm trong năm học sắp tới, Bộ trưởng Cardona kêu gọi các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh truyền thông; cung cấp trợ cấp, học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn... Thậm chí, các trường có thể xóa nợ học phí nếu sinh viên tốt nghiệp cam kết giảng dạy tại khu vực có nhu cầu cao trong một số năm tối thiểu.

Cuộc khủng hoảng nhân sự đã bủa vây các ngành nghề tại Mỹ sau Covid-19 nhưng vấn đề trong ngành giáo dục càng trầm trọng hơn bởi đã tồn tại từ lâu. Sau Covid-19, ước tính số lượng giáo viên tại Mỹ đã giảm khoảng 500.000 người.

Nguyên nhân đầu tiên gây ra vấn đề trên là tình trạng căng thẳng, kiệt sức do phải dạy trực tuyến kéo dài. Giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin làm sao để học sinh hứng thú. Hơn nữa, họ phải kiêm trách nhiệm của nhân viên y tế khi học sinh trở lại trường. Một số lượng lớn giáo viên nghỉ ốm nên đồng nghiệp cũng cần hỗ trợ hoàn thành công việc dang dở của họ.

Trong khi đó, lương của giáo viên tại Mỹ không cao nếu so sánh với các ngành nghề cần trình độ học vấn tương đương. Các khoản nợ học phí lĩnh vực sư phạm là tương đối đắt đỏ. Nhiều giáo viên vừa sinh hoạt vừa trả nợ học phí bằng thu nhập ít ỏi. Điều này khó lòng kiềm chân giáo viên duy trì công việc hiện tại.

Một cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức NEA chỉ ra, 55% giáo viên Mỹ dự định bỏ nghề sớm hơn dự kiến do căng thẳng liên quan đến đại dịch. 96% người được hỏi ủng hộ tăng lương cho giáo viên như biện pháp giải quyết tình trạng trên.

“Hãy quan tâm hơn nữa đến tình trạng căng thẳng của giáo viên và bắt đầu hỗ trợ họ về tài chính. Hãy xóa đi những khoản vay sinh viên mà giáo viên đang phải gánh trên vai để họ tập trung cho công việc của mình”, bà Brittany Ramos DeBarros, ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ bày tỏ.

Theo The Hill, Ed

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.