Mỹ nhận hai tin xấu trong cuộc chiến thương mại với Nga - Trung

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Mỹ đã nhận hai tin xấu, đó là lệnh phong tỏa thương mại nhằm vào Nga và Trung Quốc đang trên đà thất bại, tờ NetEase cho biết.

Mỹ nhận hai tin xấu trong cuộc chiến thương mại với Nga - Trung

Trong năm qua, Mỹ đã cố gắng ngăn chặn Nga và Trung Quốc phát triển quan hệ thương mại với các nước khác.

Lý do cho điều này nằm ở việc Washington muốn duy trì vị thế siêu cường duy nhất, kiềm chế Moskva và Bắc Kinh - những đối thủ cạnh tranh chính của họ.

Kết quả là một cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đã nổ ra. Bên cạnh đó là nỗ lực của Washington nhằm cắt giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga thông qua lệnh cấm vận và trần giá. Tuy nhiên theo tờ NetEase, hiệu quả không như mong đợi.

“Gần đây Mỹ đã nhận được hai tin xấu về vấn đề Trung - Nga. Tin xấu đầu tiên đến từ nước Đức khi ông Stefan Weil - Thủ hiến vùng Lower Saxony đã bảo vệ Volkswagen khi công ty phải chịu áp lực vì có nhà máy ở Tân Cương".

Cần lưu ý, Volkswagen từ lâu đã bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức tại nhà máy ở Trung Quốc, cho nên cơ sở sản xuất của họ cần phải đóng cửa.

Tuy vậy những người tố cáo không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, một số đoàn kiểm tra đã đến thăm nhà máy và không tìm thấy dấu hiệu cưỡng bức lao động.

“Rõ ràng phương Tây đang sử dụng cái gọi là vấn đề Tân Cương để tác động đến dư luận nhằm cố gắng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng Đức không muốn mù quáng theo Mỹ và muốn giữ lợi nhuận", tờ NetEase nhấn mạnh.

Những biện pháp bao vây, cấm vận kinh tế chưa mang lại tác dụng như mong muốn của Mỹ.

Những biện pháp bao vây, cấm vận kinh tế chưa mang lại tác dụng như mong muốn của Mỹ.

Tin xấu thứ hai đến từ Nhật Bản, Tokyo đã từ chối đáp ứng mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga. Mặc dù quốc gia này là chủ tịch của G7, nhưng họ vẫn mua dầu từ Liên bang Nga với mức giá chỉ thấp hơn một chút so với mốc 70 USD/thùng.

“Rõ ràng đây là tin xấu đối với Hoa Kỳ. Xét cho cùng, việc áp trần giá dầu cũng là cách Mỹ bao vây Nga và kìm hãm nền kinh tế nước này. Nhưng rõ ràng hành động của Nhật Bản đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong vòng vây", bài báo viết.

Có khả năng là các đồng minh khác của Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ theo sự dẫn dắt của Nhật Bản và khôi phục thương mại của họ với Nga.

“Nhìn xa hơn, Mỹ có thể thua trong cuộc chiến kinh tế ủy nhiệm này”, các nhà phân tích cho biết.

"Phân tích hai mẩu tin, chúng ta thấy rằng Washington có thể đạt được một số thành công trong cuộc chiến chống lại Moskva và Bắc Kinh, nhưng Mỹ sẽ không bao giờ đi tới thắng lợi cuối cùng và bị cô lập", tờ NetEase kết luận.

Theo NetEase

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.