Mỹ - NATO nỗ lực thay đổi Công ước Montreux để làm chủ Biển Đen?

GD&TĐ - Công ước Montreux nếu được sửa đổi sẽ là tín hiệu báo động đối với Nga khi không thể kiểm soát hoạt động của tàu chiến nước ngoài tại Biển Đen.

Mỹ - NATO nỗ lực thay đổi Công ước Montreux để làm chủ Biển Đen?

Tại cuộc họp diễn ra tại Crimea nhằm bàn thảo các vấn đề của ngành đóng tàu, Cựu Thư ký Hội đồng An ninh Nga - ông Nikolai Patrushev cho biết, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đang xem xét khả năng thay đổi chế độ đi lại thông qua các eo biển thuộc Biển Đen, vốn được thiết lập theo Công ước Montreux.

Theo ông Patrushev, tập thể phương Tây đang ấp ủ kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đen bằng cách sửa đổi những thỏa thuận quốc tế hiện có về việc tiếp cận khu vực này.

Đặc biệt, ông Patrushev cáo buộc Hoa Kỳ và NATO đang tìm cách sử dụng những tuyến đường thủy nội địa của châu Âu cho mục đích quân sự, để tạo điều kiện tiếp cận Biển Đen.

Quan chức Nga lưu ý rằng những ý định như vậy sẽ gây nguy hiểm cho sự cân bằng chiến lược hiện có trong khu vực và chắc chắn làm căng thẳng gia tăng đáng kể.

Công ước Montreux quy định việc đi lại qua eo biển Bosporus và Dardanelles, đồng thời hạn chế sự hiện diện của tàu chiến từ những quốc gia không có quyền tiếp cận Biển Đen.

Phía Nga bày tỏ lo ngại về khả năng sửa đổi công ước và cảnh báo rằng một bước đi như vậy có thể gây ra hậu quả sâu rộng đối với an ninh của toàn bộ khu vực Biển Đen.

turkish-strait-disambigsvg.png
Công ước Montreux quy định việc đi lại qua eo biển Bosporus và Dardanelles.

Cần nhắc lại, Công ước Montreux là một thỏa thuận quốc tế được ký năm 1936 tại thành phố Montreux của Thụy Sĩ, quy định việc đi lại của các tàu quân sự và thương mại qua eo biển Bosporus cũng như Dardanelles, nối liền Biển Đen và Địa Trung Hải.

Văn bản này trao cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền kiểm soát eo biển và được phép điều chỉnh việc đi lại của tàu chiến nước ngoài trong thời bình cũng như thời chiến, đảm bảo sự cân bằng lợi ích của các nước trong khu vực Biển Đen và cộng đồng quốc tế.

Việc đi lại vẫn hoàn toàn tự do đối với tàu buôn, nhưng đối với tàu quân sự của các quốc gia không thuộc Biển Đen, có những hạn chế được đặt ra liên quan đến trọng tải và thời gian lưu trú trong vùng biển này.

Tàu ngầm hạt nhân HMS Agamemnon - chiếc thứ 6 thuộc lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.