Mỹ lên kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớp “Columbia” thế hệ mới

GD&TĐ - Mỹ đã lên kế hoạch cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới “Columbia”. Các con tàu của dự án này dự kiến sẽ thay thế cho các tàu sân bay mang tên lửa chiến lược loại “Ohio” đã lỗi thời.

Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Mỹ.

Hải quân Mỹ hiện đang sở hữu 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại “Ohio” với lượng giãn nước là 18,5 nghìn tấn. Chiều dài của tàu là 170m với đường kính 13m. Mỗi tàu có khả năng mang theo 23 tên lửa đạn đạo Trident. Ngoài ra, trên các tàu này còn được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm.

Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, 12 tàu ngầm mới thuộc lớp “Columbia” sẽ được chế tạo. Dự kiến đến năm 2027, chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động và từ năm 2031 sẽ được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Tàu ngầm hạt nhân Colombia.
Tàu ngầm hạt nhân Colombia. 

Được biết, các thông số về độ giãn nước, chiều dài và đường kính của các tàu lớp “Columbia” sẽ gần giống với các tàu lớp “Ohio”. Theo dự kiến, mỗi tàu ngầm mới sẽ được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident II D5 và được lên kế hoạch sử dụng trong quân đội trong vòng 42 năm.

Các tàu ngầm thế hệ mới sẽ được thiết kế bánh lái đuôi hình chữ X, các tay lái ngang sẽ được đặt trên buồng lái. Thay vì chân vịt, tàu sẽ được trang bị động cơ tia nước. Các tàu “Columbia” sẽ nhận được một hệ thống động cơ điện với nam châm vĩnh cửu. Thiết bị này sẽ được cung cấp điện từ nhà máy điện hạt nhân. Với các đặc điểm thiết kế như vậy, tàu ngầm thế hệ mới sẽ tạo ra ít tiếng ồn hơn khi hoạt động.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ