Mỹ là bên hưởng lợi cuối cùng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khác với Anh, EU đã cảnh giác hơn khi không chạy theo cuộc đua trừng phạt Nga do Mỹ khởi xướng.

Vì sao EU không theo chân Mỹ, Anh trừng phạt Nga?
Vì sao EU không theo chân Mỹ, Anh trừng phạt Nga?

Đại sứ quán Nga tại Anh mới đây đã bình luận về gói trừng phạt Nga mà London đã thực hiện tiếp nối hành động của Mỹ. Theo đó, phía Nga cho rằng, Anh đã hành động theo Mỹ bất kể người hưởng lợi cuối cùng không phải là London.

Sputnik dẫn tuyên bố từ Đại sứ quán Nga tại Anh cho hay: "Trớ trêu thay, người hưởng lợi cuối cùng từ chính sách này, ngay cả khi có cơ hội đạt được kết quả, sẽ không phải là Vương quốc Anh mà là Mỹ, với cơ sở hạ tầng tài chính phát triển hơn và tiềm năng xuất khẩu LNG.

Bản thân người Anh, siêng năng phục vụ các đối tác cấp cao ở nước ngoài của họ, kể từ thời Brexit, chưa bao giờ nhận được bất cứ điều gì đáng kể, bao gồm cả hiệp định thương mại tự do được ấp ủ."

Phía Nga tin rằng, Anh đang hạn chế sự phát triển của nền kinh tế của chính mình, nơi có tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức cực kỳ thấp.

“Bằng cách hạn chế sự phát triển của đất nước bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình, London dường như cuối cùng đã chấp nhận tốc độ tăng trưởng... cực thấp của nền kinh tế Anh” - tuyên bố từ Đại sứ quán Nga nêu rõ.

Cơ quan ngoại giao Nga cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn ở nước này phần lớn là kết quả của “những động thái liều lĩnh trong chính sách đối ngoại vô ích của chính phủ Bảo thủ trong những tuần cuối cùng nắm quyền”.

Tuyên bố của phía Đại sứ quán Nga còn cho rằng, phương Tây và Anh đang cố đi ngược lại cái mà họ luôn bảo vệ đó là "kinh tế thị trường".

“Với cái giá phải trả là bóp méo các mối quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế thông thường, Anh đang cố gắng tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời cho chính mình bằng các biện pháp phân biệt đối xử như vậy. Điều này từ lâu đã không còn liên quan gì đến chủ nghĩa tự do và nền kinh tế thị trường, điều mà phương Tây tập thể dường như đang bảo vệ” - tuyên bố từ Đại sứ quán Nga cho biết.

Vương quốc Anh hôm 13/6 đã mở rộng danh sách trừng phạt chống lại Nga, bổ sung hơn 40 cá nhân và tổ chức mà London cho rằng phục vụ nền kinh tế của Nga và hỗ trợ cuộc xung đột ở Ukraine.

Động thái của Anh tiếp nối hành động của Mỹ khi trừng phạt 300 cá nhân, tổ chức ở Nga và các nơi khác với cáo buộc hỗ trợ nền kinh tế Nga. Mỹ đã bổ sung vào danh sách đen: Sàn giao dịch chính của Nga (MOEX) và chi nhánh của nó, Trung tâm Lưu ký Thanh toán Quốc gia (NSD), Gazprom Invest, các dự án LNG 2 và 3 ở Bắc Cực, công ty bảo hiểm Sogaz, 7 hãng vận chuyển LNG của Nga và Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia (NCC).

Lệnh trừng phạt của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn MOEX và NCC được cho là tác động mạnh mẽ nhất.

Trái ngược với hành động của London, Liên minh châu Âu (EU) lại có bước đi chậm chạp hơn, có thể gọi là "lúng túng".

Trong động thái mới nhất, EU được cho đã không thể nhất trí về các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã tuyên bố nhằm vào Nga. Các nguồn tin nói với truyền thông quốc tế rằng, chính Đức là quốc gia trì hoãn việc đồng ý các lệnh trừng phạt này.

Reuters cho biết, Đức được cho là lo ngại rằng các công ty của họ có thể bị coi là phương tiện được sử dụng để lách các lệnh trừng phạt Nga. Berlin cũng lo rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt sẽ khiến công ty tại EU không thể bán một số hàng hóa, vốn đã rất hạn chế, sang Nga.

Đức cho rằng các doanh nghiệp nhỏ của nước này có thể gặp khó khăn nếu các biện pháp trừng phạt lan rộng đối với các sản phẩm dân sự như hóa chất và cơ khí.

Sự đề phòng của Đức là dựa trên thực tế rằng năm 2022, nước này đã xuất khẩu tổng trị giá hàng hóa lên tới 29 tỉ USD sang Nga. Số liệu này cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu Đức sang Nga, đạt 34,8% mỗi năm, từ 6,1 tỉ USD vào năm 2017 lên 29 tỉ USD vào năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Xôi gấc nếp Lào

GD&TĐ - Nếp Lào hạt nhỏ xíu và dài chứ không tròn tròn như nếp ta nên tạo cảm giác thích mắt hơn bởi cái sự tăm tắp.
Ảnh: iStock

Cảnh báo suy và cường giáp

GD&TĐ - Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh của giới nữ cao hơn giới nam gấp 5 - 8 lần.
Giá vàng cuối tuần 23/6 đứng yên

Giá vàng cuối tuần 23/6 đứng yên

GD&TĐ - Giá vàng trong nước cuối tuần (23/6) đứng yên ở mức 76,98 triệu đồng/lượng (bán ra); Trong khi đó vàng thế giới kết thúc tuần ở mức 2.321 USD/ounce.