Lệnh trừng phạt của Mỹ dẫn đến sự xuất hiện của 'nền kinh tế ngầm toàn cầu'

GD&TĐ - Những biện pháp trừng phạt mà Washington áp đặt đối với một số quốc gia tỏ ra không hiệu quả như họ mong muốn.

Lệnh trừng phạt của Mỹ dẫn đến sự xuất hiện của 'nền kinh tế ngầm toàn cầu'

Trong những năm qua, Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt, hạn chế và kiểm soát xuất khẩu khác nhau nhằm vào Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên, Trung Quốc và một số quốc gia khác, nhằm gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của họ.

Tuy nhiên thay vì đạt được kết quả mong muốn, tất cả những điều này lại dẫn đến sự xuất hiện của một nền kinh tế ngầm toàn cầu thay thế trên hành tinh, dưới hình thức phản ứng phòng thủ nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực của Washington, tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) nhận xét.

Ấn phẩm lưu ý rằng các quốc gia chịu những biện pháp cấm đoán và một vài hạn chế khác đều có nền kinh tế khá phát triển.

Họ đã tạo ra một liên minh thương mại và đang chống lại Mỹ rất hiệu quả, vượt qua mọi nỗ lực của Washington.

Nhu cầu thương mại và cơ hội của các quốc gia chịu áp lực của Mỹ đan xen một cách thành công. Ví dụ, Trung Quốc nhận dầu với giá có lợi từ ba quốc gia OPEC+ bao gồm Nga, Iran và Venezuela.

Từ đó, các quốc gia này sẽ chi một phần số tiền thu được từ việc bán vàng đen để mua hàng hóa cần thiết từ những công ty Trung Quốc. Tất "người chơi" đều tham gia đều vui vẻ và mối quan hệ được củng cố.

Các quốc gia bị Mỹ trừng phạt đang liên kết lại để vượt qua những hạn chế.

Các quốc gia bị Mỹ trừng phạt đang liên kết lại để vượt qua những hạn chế.

Chuyên gia của tổ chức tư vấn Washington - bà Kimberly Donovan gọi liên minh các quốc gia được mô tả là một “trục trốn tránh”, khi giải thích rằng những nước này sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và hệ thống tài chính không do phương Tây kiểm soát trong thanh toán.

Nhà phân tích nói rõ: "Doanh thu từ dầu mỏ từ Trung Quốc hỗ trợ nền kinh tế Iran và Nga, đồng thời làm suy yếu các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt".

"Việc các nước thứ ba sử dụng tiền tệ và hệ thống của Trung Quốc để thanh toán thương mại đã hạn chế quyền truy cập của chính quyền phương Tây vào dữ liệu tài chính, làm suy yếu việc thực thi các biện pháp trừng phạt của họ".

Những quốc gia bị Mỹ trừng phạt khẳng định họ không làm bất cứ điều gì phi pháp bằng khi cố gắng lách các hạn chế, bởi vì họ không công nhận luật pháp trong nước Mỹ và sự can thiệp của Washington vào chủ quyền của mình.

"Quan hệ kinh tế đối ngoại của Trung Quốc dựa trên sự bình đẳng và cùng có lợi. Các giao dịch thương mại được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, hợp pháp và chính đáng nên cần được tôn trọng và bảo vệ", người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, Liu Pengyu nhấn mạnh.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh khi kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo Wall Street Journal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.