Mỹ hiện diện ở Syria để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran

GD&TĐ - Tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara sẽ không hạn chế các biện pháp phòng ngừa chống lại các chiến binh người Kurd tới Afrin của Syria nhưng có thể chuyển tới Manbij, nơi Mỹ có khoảng 2.000 quân.  

Lực lượng Mỹ ở Manbji, Syria
Lực lượng Mỹ ở Manbji, Syria

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng Mỹ nên rời khỏi Manbij ở tỉnh Aleppo (Syria) khi Ankara có kế hoạch trả nơi đây cho “những người chủ thật sự của nó”. Ông cũng nói rằng Washington có “những tính toán chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và có thể cả Nga” ở Syria, sự hiện diện của quân Mỹ là nhằm trực tiếp vào các quốc gia này sau khi IS bị đánh bại.

“Nếu Mỹ cho rằng họ đang cử 5.000 xe tải và 2.000 máy bay chở vũ khí để chống lại IS, chúng tôi không tin điều này. Điều này có nghĩa là họ đang có tính toán chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và có thể là Nga” – ông Erdogan nói tại quốc hội.

Hôm 5/2, Lầu năm góc tuyên bố rằng họ không thấy dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mở rộng hoạt động tới Manbij – điều đi ngược với tuyên bố trước đó của các quan chức nước này. Cả Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đều nhấn mạnh rằng các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn toàn dẹp sạch khủng bố khỏi khu vực bắt đầu từ Manbij và xuyên suốt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Trước đó trên mạng xuất hiện hình ảnh một đoàn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tới phía nam Aleppo, gần với căn cứ của nhóm khủng bố Tahrir al-Sham.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một hoạt động quân sự có tên “Olive Branch” ở Afrin để chống lại binh lính người Kurd từ ngày 20/1 nhằm phản ứng lại tuyên bố của Mỹ nhằm đào tạo lực lượng an ninh biên giới gồm 30.000 quân ở Syria mà Ankara gọi là “quân đội khủng bố”. Afrin do Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) do Mỹ ủng hộ kiểm soát và Thổ Nhĩ Kỳ coi đây là chi nhánh của Đảng công nhân người Kurd (PKK) đồng thời là một tổ chức khủng bố.

Chính phủ Syria cực lực phản đối hoạt động quân sự trên vì cho rằng nó vi phạm chủ quyền đất nước, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng hoạt động phòng vệ này không nhằm vào chính quyền mà chỉ nhằm vào khủng bố.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ