Mỹ giận dữ, sắp tăng quân ở Trung Đông sau vụ ám sát mới

GD&TĐ -Mỹ đang duy trì 40.000 quân ở Trung Đông và có thể sẽ tăng cường thêm lực lượng trong bối cảnh Israel ám sát loạt thủ lĩnh Hezbollah.

Những thủ lĩnh Hezbollah mà IDF tuyên bố đã thiệt mạng trong các cuộc không kích và ám sát của lực lượng này.
Những thủ lĩnh Hezbollah mà IDF tuyên bố đã thiệt mạng trong các cuộc không kích và ám sát của lực lượng này.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hôm 29/9 tuyên bố đã tiêu diệt phần lớn lãnh đạo của Hezbollah trong các cuộc tấn công rầm rộ.

Sau cuộc tấn công vào ngày Chủ nhật, IDF thông báo về cái chết của Nabil Qaouk, chỉ huy Đơn vị An ninh Phòng ngừa của Hezbollah và là thành viên Hội đồng Trung ương của tổ chức.

Các máy bay quân sự của Israel đã tiến hành tấn công nhằm vào ông Qaouk tại vùng ngoại ô Dahiyeh của Beirut, một khu vực nổi tiếng là căn cứ của Hezbollah.

Theo thông báo từ IDF, địa vị của ông Qaouk "được xem là rất gần với các cấp lãnh đạo cao nhất" của Hezbollah. Ông này "đã trực tiếp tham gia vào việc thúc đẩy các kế hoạch chống lại nhà nước Israel và công dân của nước này, thậm chí trong những ngày gần đây".

idf1.png
IDF thông báo về cái chết của ông Nabil Qaouk, chỉ huy Đơn vị An ninh Phòng ngừa của Hezbollah và là thành viên Hội đồng Trung ương Hezbollah.

Lực lượng này cũng đã công bố một biểu đồ cho thấy gần như tất cả các chỉ huy cấp cao của Hezbollah đã bị thiệt mạng.

Hiện tại, lực lượng Hezbollah chưa bình luận về tuyên bố của IDF.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước đó đã cắt ngắn chuyến thăm New York sau bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tại đây, ông cảnh báo Hezbollah về quyền tấn công của Israel.

"Miễn là Hezbollah chọn con đường chiến tranh, Israel không còn lựa chọn nào khác, và Israel có mọi quyền loại bỏ mối đe dọa này và đưa công dân của chúng tôi trở về nhà an toàn, và đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm", ông nói.

Quan điểm của ông Netanyahu đã khiến Washington "nóng ruột".

Cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trả lời các phóng viên rằng "Mỹ không tham gia vào hoạt động của Israel", lưu ý rằng "không có cảnh báo trước" nào từ phía Israel về cuộc tấn công nhằm vào các thủ lĩnh Hezbollah.

Kênh Sputnik dẫn nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho biết, ông Austin đã "nổi giận" khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant thông báo với ông về cuộc tấn công nhằm vào tổng thư ký của phong trào Hezbollah ở Lebanon, Hassan Nasrallah.

Phản ứng của ông Austin có thể được lý giải rằng, Mỹ hiện có rất nhiều quân đang đồn trú tại Trung Đông và họ có rất ít thời gian để chuẩn bị cho phản ứng quân sự thù địch có thể xảy ra một khi Israel thực hiện các vụ ám sát thủ lĩnh Hezbollah.

Kể từ tuần trước, Không quân Israel đã tiến hành các cuộc không kích lớn vào các mục tiêu của Hezbollah ở nhiều nơi khác nhau tại Lebanon. Một số cuộc không kích chính xác cũng được ghi nhận tại Beirut, giết chết các chỉ huy cấp cao của Hezbollah, bao gồm cả ông Nasrallah.

Cho đến nay, quân đội Israel đã báo cáo các cuộc không kích vào hàng nghìn mục tiêu của Hezbollah. Các nhà quan sát lưu ý rằng Israel chưa từng tấn công Hezbollah với cường độ như vậy kể từ Chiến tranh Lebanon lần thứ hai năm 2006.

Cho đến nay, quân đội Israel đã báo cáo các cuộc không kích vào hàng nghìn mục tiêu của Hezbollah. Các nhà quan sát lưu ý rằng Israel chưa từng tấn công Hezbollah với cường độ như vậy kể từ Chiến tranh Lebanon lần thứ hai năm 2006.

Cuối tuần qua, NBC News trích dẫn các nguồn tin quân sự cho rằng, Mỹ có thể xem xét khả năng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Trung Đông sau hàng loạt vụ ám sát nhằm vào thủ lĩnh Hezbollah.

Theo đó, 2 quan chức Mỹ giấu tên nói với tờ báo rằng, quân đội Mỹ đã trình bày với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin các phương án để điều động thêm lực lượng đến khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng sau đó được cho là đã thảo luận về sự thay đổi lập trường với Tổng thống Joe Biden và các quan chức an ninh quốc gia.

Nguồn tin này cho biết mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra ngay lập tức, Bộ trưởng Austin có thẩm quyền điều động thêm lực lượng.

Đầu tháng này, Lầu Năm Góc đã có động thái tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Trung Đông khi căng thẳng giữa Hezbollah do Iran hậu thuẫn và Israel đang tăng cao. Hiện có khoảng 40.000 quân Mỹ trong khu vực, bao gồm hơn một chục tàu chiến.

Các quan chức Mỹ nói rằng Lầu Năm Góc coi những lực lượng này đủ để đối phó với những thách thức tiềm tàng, nhưng Mỹ cũng có thể kéo dài một số đợt triển khai hiện tại hoặc điều chỉnh khả năng phòng không và các khả năng khác.

Mỹ cũng chuẩn bị hỗ trợ sơ tán khẩn cấp công dân Mỹ khỏi khu vực nếu cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...