Đề xuất đó chính là kích nổ 1.620 đầu đạn hạt nhân dưới đáy đại dương.
Theo tính toán của họ, những vụ nổ mạnh dưới nước có thể đẩy nhanh quá trình phá hủy đá bazan, khi tương tác với carbon dioxide, tạo thành khoáng chất ổn định, do đó làm giảm nồng độ CO₂ trong khí quyển.
Khái niệm này dựa trên quá trình phong hóa đá tự nhiên, nhưng đề xuất đẩy nhanh hiện tượng trên theo cách nhân tạo ở quy mô lớn có thể bù đắp lượng khí thải nhà kính trong suốt 3 thập kỷ qua.
Để tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học đã chọn vùng Cao nguyên Kerguelen ở Nam Đại Dương, nơi có sự tích tụ đáng kể các khối đá bazan và vùng nước đủ sâu có khả năng hấp thụ sóng xung kích.
Theo mô hình đề xuất, sức mạnh của vụ nổ phải đạt ít nhất 81 gigaton - lớn hơn gấp 1.000 lần so với sức mạnh của tất cả các vụ thử hạt nhân trước đây trong lịch sử loài người cộng lại.
Các nhà khoa học hy vọng rằng sau một loạt vụ nổ, mọi tảng đá sẽ bị nghiền nát, điều này sẽ làm tăng đáng kể diện tích tiếp xúc của chúng với carbon dioxide và đẩy nhanh quá trình liên kết.
Ước tính sơ bộ, dự án sẽ tiêu tốn chi phí vào khoảng 10 tỷ đô la, trong khi lợi ích kinh tế tiềm năng từ việc ngăn ngừa tác động của biến đổi khí hậu có thể lên tới 100 nghìn tỷ đô la.
Theo họ, nếu không có biện pháp quyết liệt thì đến cuối thế kỷ 21, tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ khiến hơn 30 triệu người tử vong. Mặc dù vậy, sáng kiến này cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng khoa học.

Các chuyên gia về môi trường, địa vật lý và an ninh quốc tế chỉ ra những hậu quả khó lường của sự can thiệp như vậy, bao gồm cả nhiễu động địa chấn tiềm ẩn, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ và những thay đổi có thể xảy ra trong dòng hải lưu.
Một số phương pháp thay thế để làm mát hành tinh một cách nhân tạo đã được đề xuất trong quá khứ, bao gồm phun khí dung vào tầng bình lưu để giảm bức xạ mặt trời và sản xuất mây nhân tạo trên quy mô lớn để tăng độ phản xạ nhiệt của Trái Đất.
Tuy nhiên những dự án như vậy vẫn chỉ là khái niệm lý thuyết, bởi vì bất kỳ can thiệp địa kỹ thuật toàn cầu nào cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những thay đổi không thể đảo ngược trong hệ sinh thái.