Mỹ dùng máy bay vận tải thực hiện cuộc tấn công tên lửa diện rộng

GD&TĐ - Giải pháp sử dụng máy bay vận tải để phóng số lượng lớn tên lửa không đối đất tỏ ra rất có triển vọng.

Mỹ dùng máy bay vận tải thực hiện cuộc tấn công tên lửa diện rộng

Mỹ đang theo sát tình hình chiến sự Ukraine nhằm đúc rút kinh nghiệm tiến hành các hoạt động quân sự hiện đại. Đặc biệt, chiến thuật tấn công nhằm làm quá tải phòng không đối phương thông qua một cuộc tấn công tên lửa lớn đã được phân tích kỹ lưỡng.

Tuy nhiên phi đội máy bay ném bom của Mỹ có quy mô nhỏ và bản thân các oanh tạc cơ có chi phí vận hành cao. Nhưng Washington đã tìm ra một cách ít tốn kém hơn để thực hiện vụ phóng tên lửa hàng loạt.

Trong khi máy bay ném bom từng được sử dụng để thực hiện những cuộc tấn công, thì giờ đây Không lực Hoa Kỳ đang trang bị cho máy bay vận tải thông thường tên lửa hành trình.

Để giảm chi phí và đảm bảo khả năng tấn công bất ngờ, Mỹ đã phát triển hệ thống Rapid Dragon, cho phép thả tên lửa hành trình từ pallet đặt trên máy bay vận tải C-130.

Hai thùng phóng với 6 quả đạn có thể được chất lên một phương tiện vận tải thông thường. Cuộc tập trận đầu tiên sử dụng hệ thống Rapid Dragon đã được tổ chức vào năm ngoái tại một cơ sở huấn luyện ở Na Uy.

Mỹ đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa hành trình từ pallet lắp trên máy bay vận tải.

Mỹ đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa hành trình từ pallet lắp trên máy bay vận tải.

Phạm vi của các loại đạn phóng từ pallet bao gồm tên lửa chống hạm LRASM (tầm bắn lên tới 800 km), tên lửa tấn công mặt đất JASSM (tầm xa 1.900 km) hoặc bom thông minh JDAM-ER là tương đối ấn tượng.

Mặc dù vậy với phương pháp phóng này, tầm bắn của tên lửa vẫn bị giảm so với khi triển khai từ máy bay ném bom và tọa độ mục tiêu phải được lập trình trước.

Nhưng nói chung giải pháp như vậy được coi là thành công, vì nó cho phép sử dụng phi đội máy bay vận tải chi phí vận hành rẻ hơn và số lượng nhiều hơn mà không lãng phí tài nguyên của các máy bay ném bom chiến lược đắt tiền.

Ngoài ra những chiếc "ngựa thồ đường không" ít đòi hỏi về điều kiện sân bay hơn so với máy bay ném bom chiến lược vốn có tiêu chuẩn khắt khe liên quan tới hậu cần.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ