Mỹ đang muốn gạt Nga ra khỏi thị trường vũ khí Đông Nam Á

GD&TĐ - Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn cản việc thực hiện hợp đồng chuyển giao 11 máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cho phía Indonesia. Thông tin trên được Tổng giám đốc Cục ngoại thương thuộc Bộ thương mại Indonesia Oke Nurvan cho hay.

Mỹ đang muốn gạt Nga ra khỏi thị trường vũ khí Đông Nam Á

Vào đầu tháng 8 Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Caetano cũng thông tin về áp lực Mỹ tạo ra đối với nước này. Trước đó Washington cũng đã có ý định buộc lãnh đạo Ấn độ từ bỏ việc mua hệ thống S-400. Theo ý kiến của các chuyên gia thì Mỹ đang có ý định cố gắng làm giảm sự có mặt của Matxcova trên thị trường vũ khí ở các nước Đông Nam Á.

Ông Oke Nurvan cho biết Mỹ đang tìm cách ngăn cản việc thực thi hợp đồng chuyển giao từ Nga 11 chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35.

“Hiện nay chúng tôi đang ở quá trình hoàn thiện chuyển giao với Nga, và Mỹ đang cố gắng gây cản trở…Nhưng việc thực hiện hợp đồng mua bán sẽ được tiếp tục. Chúng tôi sẽ không dừng quá trình này lại.” – Khẳng định của ông Nurvan trên tờ báo địa phương Kompas.

Thỏa thuận chuyển giao lô hàng chiến đấu cơ giữa Matxcova và Jakarta được ký kết vào tháng 2/2018. Trị giá của bản hợp đồng vào khoảng 1,14 tỉ USD. Một nửa số tiền này (570 triệu USD) sẽ được Indonesia trả cho Nga bằng hiện vật, trong đó có dầu cọ, cà phê, chè và cao su.

Su-35 sẽ được sử dụng thay thế cho chiến đấu cơ Northrop F-5E/F Tiger II của Mỹ. 2 chiến đấu cơ từ Nga sẽ được chuyển cho Jakarta vào tháng 8/2019, 6 chiếc sẽ chuyển vào tháng 1/2020 và 3 chiếc còn lại sẽ chuyển vào tháng 7/2020.

Sau Trung Quốc thì Indonesia là nước thứ 2 mua máy bay Su-35. Vào tháng 10/2015 Trung Quốc đã đặt hàng 24 chiếc Su-35 với tổng trị giá lên đến 2,5 tỉ USD. Vào đầu năm 2018 Bắc Kinh đã nhận được 14 chiếc.

“Cuộc cạnh tranh không lành mạnh”

Indonesia không phải là nước duy nhất mà Mỹ gây áp lực do trở thành đối tác quân sự với Nga.

Vào đầu tháng 8 Bộ trưởng ngoại giao Philippines, ông Alan Peter Caetano trong buổi gặp mặt với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói về tuyên bố của Mỹ đối với Jakarta liên quan đến các vấn đề vũ khí.

“Trong một vài tuần gần đây, đã có rất nhiều lời chỉ trích trong giới truyền thông liên quan tới các biện pháp trừng phạt của Mỹ (do việc mua các sản phẩm quân sự từ Nga), chúng tôi mang chờ điều này và càng mong chờ nó nhiều hơn. Nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ nó.”-Caetano phát biểu trên tờ RIA Novosti.  

Từ năm 2017 Mỹ đã không thành công trong việc cố gắng buộc Thổ Nhỉ Kỳ hủy bỏ  bản hợp đồng mua hệ thống tên lửa đánh chặn S-400 “Triumf” để chuyển sang ủng hộ việc mua hệ thống Patriot của Mỹ.

Mùa xuân năm 2018 sự chú ý của Washington chuyển sang phía Ấn Độ. Theo thông tin từ Defense News, Mỹ không hài long về mức độ hợp tác cao giữa Nga và Ấn Độ trong sản xuất vũ khí cũng như mong muốn có S-400 của Delhi.

Tuy nhiên Ấn Độ đã đưa ra chính kiến của mình rằng sẽ không từ bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Matxcova và hủy bỏ kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không.

Tháng 8/2017 Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa quyền áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các quốc gia đã ký kết hợp đồng lớn với Nga về các sản phẩm quân sự. Điều này được nêu trong Dự luật chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA).

Sau một loạt những nỗ lực không thành công để thuyết phục Delhi, họ đã nhượng bộ. Vào cuối tháng 7/2018 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự thảo luật về phân bổ quốc phòng năm 2019, theo đó cho phép không áp đặt lệnh trừng phạt với các nước Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Đây được coi là 3 nước có tiềm năng trở thành đối tác khách hàng trong tương lai của Mỹ, và việc đặt lệnh trừng phạt đối với các nước này có thể gây ra những bất lợi trong quan hệ hợp tác với Mỹ.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm từ năm 2013-2017, Ấn Độ và Indonesia nằm trong danh sách 10 khách hàng lớn nhất về thiết bị quân sự trên thế giới. Lượng vũ khí Delhi mua chiếm 12%; Jakarta chiếm 2,8%. Mỹ và Nga vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong việc xuất khẩu vũ khí với 34% và 22% tương ứng.

Sự cạnh tranh rõ rệt nhất giữa Matxcova và Washington thể hiện ở việc mở rộng thị trường Đông Nam Á. Các nước ở khu vực này đang cố gắng theo đuổi chính sách đa dạng hóa mua sắm, nhưng tình trạng hiện nay đang không thỏa đáng đối với Mỹ.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ