Mỹ cố hết sức vẫn không thể thoát Trung

GD&TĐ - Chính quyền Tổng thống Biden đã tìm nhiều cách để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc lĩnh vực đất hiếm nhưng vẫn chưa thành công.

Khai thác đất hiếm tại Trung Quốc
Khai thác đất hiếm tại Trung Quốc

Tạp chí National Interest (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài bình luận nhận định về tình thế nguy hiểm của Washington khi đang thua Trung Quốc trong việc sở hữu các nguyên tố đất hiếm.

Bài bình luận gồm ý kiến cả các chuyên gia: Tiến sĩ James Jay Carafano là phó chủ tịch Quỹ Di sản, chỉ đạo nghiên cứu của Tổ chức tư vấn về các vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ đối ngoại Mỹ, Chuyên gia Bộ Ngoại giao Mỹ Dan Negrea, hiện là Giám đốc cấp cao của Trung tâm Tự do và Thịnh vượng của Hội đồng Đại Tây Dương và Tiến sĩ Ionut Popescu - trợ lý GS khoa học chính trị Đại học Bang Texas và là sĩ quan trong Lực lượng Dự bị Hải quân Mỹ.

Khai thác đất hiếm tại mỏ Mountain Pass, California, Mỹ. Ảnh: National Interest

Khai thác đất hiếm tại mỏ Mountain Pass, California, Mỹ. Ảnh: National Interest

Bài bình luận nhấn mạnh rằng, vấn đề về thiếu khả năng xử lý đất hiếm thô của Mỹ đã được nhiều quan chức và chuyên gia Mỹ đề xuất lên giới lãnh đạo Washington.

Từ năm ngoái, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đã sử dụng nhiều cách để giải quyết vấn đề phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc để phân tách các nguyên tố đất hiếm. Nhưng cho đến nay, tình hình vẫn giậm chân tại chỗ.

Chính quyền ông Biden năm ngoái đã trao khoản tài trợ trị giá 35 triệu USD cho công ty MP Materials - đơn vị hiện đang chịu trách nhiệm khai thác đất hiếm tại mỏ Mountain Pass, California — mỏ đất hiếm duy nhất ở Mỹ.

Song, công ty này vẫn phải chấp nhận bán nguyên liệu đất hiếm thô cho phía công ty xử lý của Trung Quốc, nơi có các máy móc tiên tiến hơn có thể phân tách các nguyên tố hiếm trong đất thô.

Chính quyền ông Biden cũng đã sử dụng cách khác, đó là hỗ trợ Tập đoàn Lynas chuyên khai thác đất hiếm của Úc - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Nhưng trớ trêu thay, Lynas vẫn phải khai thác và bán đất hiếm thô của họ sang Trung Quốc để xử lý.

Theo các chuyên gia, bản chất vấn đề là công nghệ xử lý do Trung Quốc nắm giữ.

Tại Mỹ hay Úc, các quy định môi trường quá sát sao và các yêu cầu cấp phép nhiêu khê khiến việc khai thác và chế biến đất hiếm trở nên cực kỳ khó khăn.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, hiện nay Washington mới đang chậm chạp phát triển các cơ sở khai thác và chế biến mới. Tốc độ này là "không thể chấp nhận được" bởi sự quan trọng của nguyên tố thuộc đất hiếm có ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc gia Mỹ.

Vũ khí hiện đại không thể được chế tạo, sửa chữa, bảo trì và sử dụng nếu không có đất hiếm. Cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc Roger Zakheim từng cảnh báo về sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm:

“Về cơ bản, chúng ta đã nhường thị trường đó cho Trung Quốc và điều đó tác động đến mọi thứ, từ máy bay chiến đấu F-35 của chúng ta đến điện thoại mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống.”

Trung Quốc chỉ có khoảng 36% trữ lượng đất hiếm được biết đến trên thế giới nhưng với chiến lược rõ ràng của mình, Bắc Kinh hiện kiểm soát hơn 70% khả năng khai thác của thế giới. Thậm chí đáng kể hơn, Trung Quốc chiếm gần 90% năng lực xử lý đất hiếm của thế giới.

Mỹ sẽ lập liên minh toàn cầu để giải quyết vấn đề công nghệ độc quyền đất hiếm của Trung Quốc?

Giải pháp lâu dài mà các chuyên gia đưa ra đó là: Cả ngành công nghiệp tư nhân Mỹ và Bộ Quốc phòng nên dự trữ nguồn cung cấp đất hiếm chưa qua xử lý, sơ chế và đã xử lý trong ít nhất 3 tháng.

Các chuyên gia đề xuất phương án cần tập trung các nguồn lực khác như các doanh nghiệp dân sự trong chuỗi cung ứng các hệ thống phòng thủ quan trọng.

Công nghệ xử lý đất hiếm của Trung Quốc là điều mà Mỹ mong muốn có được?

Công nghệ xử lý đất hiếm của Trung Quốc là điều mà Mỹ mong muốn có được?

Kho dự trữ đất hiếm về lâu dài sẽ có tác động mạnh mẽ đến tình huống Trung Quốc sử dụng đất hiếm làm "con bài mặc cả" như cách họ đã "giải quyết" vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản hồi năm 2010.

Về mặt ngoại giao, các chuyên gia đã gợi ý cho giới lãnh đạo Washington về một liên minh với các quốc gia khác như Canada, Mexico, đối tác ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Âu nhằm đa dạng hóa quy trình xử lý chung về đất hiếm, tránh sự phụ thuộc vào quy trình xử lý ở Trung Quốc.

Họ lưu ý, Tập đoàn LKAB của Thụy Điển gần đây đã phát hiện ra một lượng lớn đất hiếm khoảng 1 triệu tấn nhưng khả năng có thể khai thác mỏ đất hiếm này có thể kéo dài tới 1 thập kỷ, chưa tính tới công nghệ xử lý đất hiếm hiện vẫn nằm trong tay Trung Quốc.

Như vậy, với việc "mở rộng vòng tay" và "kết giao bằng hữu" khắp bốn phương thì Washington có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề công nghệ.

Với việc tạo nên một liên minh, Mỹ sẽ khuyến khích nhiều người chơi tham gia thị trường; cho phép chia sẻ thông tin về các công ty nên được loại trừ (thuộc Trung Quốc); và tạo động lực hợp tác quốc tế giữa các doanh nghiệp ở các nước đồng minh về công nghệ thăm dò, khai thác mỏ và luyện kim.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.