Mỹ: Câu chuyện bữa trưa ở trường

GD&TĐ - Bữa trưa trường học là chính sách lớn được nhiều Tổng thống Mỹ quan tâm. Nếu như chính sách của cựu Tổng thống Obama là tăng chất (giảm muối và đường để nâng cao sức khoẻ) thì chính sách của Tổng thống đương nhiệm Trump là tăng lượng (nới lỏng tiêu chuẩn nhằm giảm giá thành)…

Mỹ: Câu chuyện bữa trưa ở trường

Chọn lượng - giảm chất

Hồi tháng 5, chính quyền Tổng thống Trump kí thông qua chương trình bữa trưa trường học mới - điều đáng nói là tiêu chí mới đảo ngược bữa trưa trường học chú trọng tới yếu tố lành mạnh. Cần nói thêm là “bữa trưa trường học lành mạnh” dưới thời cựu Tổng thống Obama được phu nhân Tổng thống Obama vận động tích cực nhằm chống béo phì ở trẻ em.

Trước khi Tổng thống Trump kí thông qua chương trình mới, trong 5 năm qua các trường học được yêu cầu giảm lượng calo, chất béo và natri trong khâu nấu nướng; và tăng thành phần ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo, hoa quả và rau cho gần 32 triệu học sinh được nhận bữa ăn do Liên bang đài thọ.

Bắt đầu từ năm tới, các trường học có thể đòi hỏi được miễn đáp ứng yêu cầu ngũ cốc nguyên hạt và trì hoãn giảm lượng natri trong đồ ăn. Các trường cũng có thể phục vụ 1% sữa hương vị thay vì sữa không béo.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Perdue thì những quy định thời ông Obama đã làm tăng chi phí cho các phòng giáo dục địa phương và làm giảm số trẻ được tham gia chương trình bữa trường học của liên bang. Ông Perdue bình luận việc nới lỏng quy định là một phần trong nỗ lực của chính quyền mới “đưa bữa trưa trường học lớn mạnh trở lại”.

“Nếu trẻ không ăn thực phẩm và vứt chúng vào sọt rác thì chúng còn không nhận được tí dinh dưỡng nào - như vậy sẽ làm hỏng mục đích của chương trình” - ông Perdue nói.

Ông Perdue cũng cho rằng sự linh hoạt sẽ được hoan nghênh tại ít nhất một phần đất nước. “Ví dụ điển hình là tại miền Nam, nơi trường học muốn phục vụ món cháo bột yến mạch. Nhưng ngũ cốc nguyên hạt có những hạt nhỏ màu đen và trẻ sẽ không ăn” - ông Perdue dẫn chứng.

Chính sách thiển cận?

Trong khi đó các nhà hoạt động vì chế độ dinh dưỡng lành mạnh coi hành động của chính quyền Tổng thống Trump là thiển cận.

“Trẻ thích đồ ăn được chế biến và nhiều muối ở trường - không có nghĩa là khuyến khích chúng làm vậy” - theo Ken Cook, chủ tịch Nhóm Hoạt động môi trường - “Chúng ta không nên để những tư tưởng cổ xuý đồ ăn nhanh, kiểu như McDonald vận hành căng tin trường học”.

Nancy Brown, Giám đốc điều hành Hiệp hội Tim Mỹ, lên án việc nới lỏng quy định tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp. Bà Brown nhấn mạnh rằng tăng natri và đường sẽ làm tăng huyết áp học sinh và gây nguy cơ cao hơn các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Thượng nghị sĩ Pat Roberts, đứng đầu Ủy ban Thượng viện về Nông nghiệp, Dinh dưỡng và Lâm nghiệp, đã đề nghị Bộ trưởng Perdue có “giải trình thích đáng”.

Các đại diện Hiệp hội Dinh dưỡng Trường học quốc gia hoan nghênh quy định mới. “Chúng tôi đã muốn có sự linh hoạt để các trường có thể phục vụ bữa ăn vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng” - người đứng đầu Hiệp hội, Patricia Montague, nói.

Kể từ khi các trường học áp dụng chuẩn dinh dưỡng năm 2012, nhiều ý kiến đã phàn nàn rằng chúng quá đắt đỏ và cứng nhắc. Việc áp dụng tiêu chuẩn nói trên dự kiến tiêu tốn 3,2 tỉ USD trong 5 năm nhưng Bộ trưởng Perdue nói rằng, các bang đã phải bổ sung 1,22 tỉ USD riêng trong năm tài chính 2015.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...