"Đơn thuốc" trên chỉ là câu nói đùa. Tuy nhiên, nó cũng nói ra một sự thật về các hacker. Hacker của các nhóm nổi tiếng như Anonymous, LulzSec, TeamPoison và các hacker đơn lẻ khác (không kể các băng nhóm tội phạm) từng bị bắt đều ở độ tuổi dưới 25, hay thậm chí là dưới 19 tuổi.
Rõ ràng, tuổi 20 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của phần lớn các hacker. Khi đó, họ bắt đầu từ bỏ việc tham gia vào các hoạt động phạm pháp và trở thành các công dân tuân thủ luật pháp.
Trong khi thực hiện nghiên cứu về tội phạm học, bà Grainne Kirwan - Chuyên gia tâm lý mạng và là giảng viên tâm lý tại Viện Nghệ thuật, Thiết kế và Công nghệ Dun Laoghaire của Ireland, đã phỏng vấn khoảng 20 hacker và phát hiện ra phần lớn các hacker đều ngừng hoạt động "phá hoại" do thay đổi hoàn cảnh sống.
"Thông thường khi bước sang tuổi 18 hoặc 19, các hacker này đã trở nên "già cỗi". Vào độ tuổi kết hôn và có con cái, họ không có thời gian để hack nữa", bà giải thích. "Vì khi họ lớn tuổi hơn, nhận thức đạo đức tốt hơn, họ sẽ không còn ý định gây ra các tội ác nữa".
Kirwan nói rằng hiện tượng "lão hóa" này không chỉ giới hạn với những hacker trẻ. "Chúng tôi đã nghiên cứu về tâm lý tội phạm và biết rằng các đối tượng bắt đầu hẹn hò, tìm người yêu... có nhiều yếu tố khác tác động khiến họ giảm ham muốn phạm tội".
Eric Strom - Giám đốc bộ phận tội phạm mạng của FBI, cho rằng nhìn chung các nhóm hacker thường được điều hành bởi một tổ chức nhỏ: "Họ muốn gây ấn tượng với người khác, do đó họ thực hiện các hoạt động tấn công mạng".
Vậy, các tổ chức giáo dục, cơ quan luật pháp, và đặc biệt là các bậc cha mẹ có nên tin rằng con trai của họ đi lên phòng để làm bài tập về nhà, chứ không phải để tạo ra một vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)?
Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp chúng ta hiểu vì sao tin tặc lại thích hack. Trong thực tế, hầu hết các hacker "muốn chứng tỏ sự độc lập, tin rằng họ có thể tạo ra sự thay đổi trên thế giới, điều mà bố mẹ họ không làm được", Kirwan nói.
Nhiều hacker chỉ xem hành vi của chúng như một dạng phản kháng "lành tính", trong khi luật pháp lại coi là vi phạm pháp luật. "Chúng ngồi trước máy tính và nói ‘mình chẳng làm gì phạm pháp cả", bởi vì nó không giống như một tội ác".
Liệu có bao nhiêu hacker mắc hội chứng Asperger, một dạng của bệnh tự kỷ mà người bệnh thường gặp khó khăn trong tương tác xã hội, và thường phải chịu nhiều ám ảnh?
Kirwan nói rằng mối liên hệ giữa hành vi hack và hội chứng Asperger đã được ghi nhận trong một số vụ việc lớn. Chẳng hạn, các luật sư của hacker Gary McKinnon, thủ phạm tấn công mạng lưới NASA, và thành viên Ryan Cleary của nhóm LulzSec đều nói thân chủ của họ bị chứng rối loạn tâm lý.
Bỏ qua chứng Asperger một bên, hãy xem xét liệu các chương trình ngăn chặn hành vi phạm tội có nên được triển khai đúng lúc để giúp ngăn ngừa các vụ hack?
Chẳng hạn, tại sao lại không để các hacker trưởng thành hơn, lớn tuổi hơn giáo dục các hacker trẻ về rủi ro, hoặc giúp các hacker trẻ sử dụng tài năng vào những việc có ích?
Không may, các cuộc phỏng vấn hacker và đề tài nghiên cứu bằng tiến sỹ của Kirwan vẫn chưa được tiến hành đầy đủ và toàn diện."Sẽ thật tuyệt vời nếu tôi có thể đầu tư thêm thời gian và bổ sung thêm nhân lực vào một dự án như thế này", bà nói. "Nhưng chúng ta cần nguồn quỹ tài chính để làm việc đó, và hiện vẫn chưa có nguồn quỹ đó".