Muốn hôn nhân hạnh phúc, chỉ yêu thôi chưa đủ

GD&TĐ - Việc vợ chồng chung sống với nhau không thể chỉ như “gió thoảng, mây bay”, mà cần thấu hiểu, chia sẻ cùng nhau, để dễ dàng bao dung và đồng cảm, có như vậy hôn nhân mới bền chặt, gia đình mới hạnh phúc.

Muốn hôn nhân hạnh phúc, chỉ yêu thôi chưa đủ
Theo kinh nghiệm và chia sẻ từ chuyên gia tâm lý Tuệ An, khi ở bên nhau lâu, các cặp đôi sẽ dần nhận ra những khuyết điểm và sự khác biệt của đối phương so với những gì chúng ta nghĩ trước đó. Lúc này, nếu hai vợ chồng không thấu hiểu lẫn nhau sẽ dễ dàng dẫn đến những mâu thuẫn và bất đồng. Thậm chí khó để bao dung hay tha thứ cho đối phương khi có những lỗi sai xảy ra.
Nguyên nhân để dẫn đến sự không thấu hiểu có thể là vì không biết cách để lắng nghe, không biết cách để chia sẻ, cái tôi cao, không biết cách để diễn đạt và đôi khi không biết cách đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận.
Chắc chắn rằng không phải hôn nhân nào cũng tìm được tiếng nói chung, không phải cặp đôi nào cũng dễ dàng hòa hợp. Có rất nhiều các lí do dẫn đến sự không thấu hiểu, nhưng nhìn chung sẽ có những lí do sau đây:
1. Không bao giờ lắng nghe đối phương
Lắng nghe là một trong những cách dễ dàng nhất để thấu hiểu những cảm nhận và suy nghĩ của đối phương. Nhưng tiếc rằng trong mọi cuộc giao tiếp với người bạn đời chúng ta lại thường nói dai, nói dài thành nói dại! Luôn đáp trả lời nói của đối phương bất cứ lúc nào, không cần biết điều đó đúng hay sai
2. Không đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận
Chúng ta vẫn thường hay nói những điều mình muốn, làm những điều mình thích mà không cần biết đối phương nghĩ như thế nào. Chúng ta có thể vì chạy theo sở thích nhậu nhẹt với bạn bè mà quên đi ngày kỉ niệm cưới của cả hai.
Chúng ta cũng có thể vì sự tức giận khó chịu trong lòng mà buông ra lời đay nghiến, chỉ trích đối phương. Và cứ thế chúng ta vô tình đánh mất nhau lúc nào không hay!
3. Không thường xuyên chia sẻ cùng nhau
Một khi đã là vợ chồng, thì việc chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ cùng nhau là điều rất quan trọng để thấu hiểu. Khi mà cả hai đã không còn những thói quen trò chuyện về cuộc sống của nhau nữa thì đó cũnng là lúc sợi dây kết nối giữa cả hai không còn
4. Cái tôi cao – không muốn tiếp nhận những đóng góp từ đối phương
Nếu đối phương là một người có cá tính mạnh, bảo thủ, cái tôi cao cũng sẽ khiến cả hai bạn gặp khó khăn trong việc thấu hiểu lẫn nhau.
Vì đôi khi, tuýp những người này sẽ không bao giờ muốn nhận sự đóng góp ý kiến hay nhìn ra được lỗi sai của bản thân để tự sửa. Bất kể bạn có nói như thế nào thì cũng sẽ khó lòng mà thay đổi được họ!
5. Không biết cách diễn đạt để đối phương hiểu
Trở ngại lớn nhất giữa các cặp đôi đó là không biết cách để diễn đạt lời nói sao cho dễ chịu với người nghe. Có nhiều trường hợp khi chồng đi nhậu với bạn bè, mặc dù người vợ rất lo lắng, nhưng lúc nói với chồng thì lại dùng ngôn ngữ cay đắng như “Anh đi luôn đi, đừng về nữa” hoặc than trách “Suốt ngày rượu chè, tụ tập hư người”....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ