Tự trọng - được dạy càng sớm càng tốt
Không ai yêu thương con bằng cha mẹ - lối suy nghĩ đó khiến các bậc phụ huynh luôn có thiên hướng chiều chuộng, bao bọc con quá mức. Và đây là một hạn chế trong việc hình thành tính cách của con trẻ về sau.
Dạy con biết tự trọng ngay từ thời thơ ấu là việc làm cần thiết để giúp con trưởng thành hơn. Đứa trẻ tự trọng sẽ có nhiều sở thích, đồng thời lạc quan vào tương lai.
Chúng không tự hạ thấp, coi rẻ mình bằng các câu như “Mình chẳng bao giờ làm gì đúng cả”. Chúng tự tin vào bản thân, đạt điểm cao hơn trong học tập và có các mối quan hệ bạn bè tốt hơn. Chúng cũng ít khi phạm tội và có các hành vi bạo lực, trầm cảm hay tự sát… Khi gặp thách thức, những đứa trẻ tự trọng sẽ quả quyết tìm sự giúp đỡ hoặc tự động viên mình rằng “Mình có thể làm được, mình nghĩ mình có thể làm được”…
Cách dạy con về lòng tự trọng
Để con biết tự trọng, trước hết, cha mẹ cần giúp con nhận ra những giá trị của bản thân và nuôi dưỡng lòng tự hào về bản thân mình. Có thể con học không giỏi, nhưng con chơi thể thao tốt, con hát hay, con giỏi việc nhà, con khéo tay, biết thương yêu cha mẹ, biết quan tâm đến những người xung quanh…đó đều là những giá trị tốt đẹp cần được nhận biết và trân trọng.
Tiếp đó, cha mẹ nên đưa ra một ví dụ có ích nói về mục tiêu và thành công của một trường hợp nào đó và dạy con bạn cách đạt được thành công qua ví dụ đó.
Mặt khác mà chúng ta cần đề cập, tất nhiên, chính là việc luôn lắng nghe. Việc lắng nghe trẻ là rất quan trọng.
Cha mẹ hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian những năm đầu để truyền cho trẻ tư duy mong muốn theo hướng tích cực và có ích . Mong muốn liên quan tới học hành có thể định hướng sự học và sự nghiệp về sau của con bạn hơn là so với khả năng bẩm sinh của nó
Kể chuyện được coi là một cách tuyệt vời giúp con hình thành lòng tự trọng. Trẻ em thường rất yêu thích những câu chuyện! Hãy sáng tạo và kể những câu chuyện về chí hướng của các vị anh hùng, những khó khăn và trở ngại mà họ đã vượt qua để đạt được lý tưởng hoãi bão.
Cha mẹ hãy kể những câu chuyện về tấm gương các em nhỏ đã nỗ lực để đạt được thành công trong học tập. Và hãy kể thật nhiều câu chuyện mà bạn biết liên quan tới cuộc sống và kinh nghiệm cho con bạn.
Đặc biệt, cha mẹ cần dạy con tránh những biểu hiện làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của bản thân như sai hẹn, nói dối, ăn mặc thiếu gọn gàng nhã nhặn, nói năng mất lịch sự, sống buông thả, cư xử thiếu chân thành, thậm chí làm điều xấu khi không có ai kiểm soát…
Ngay cả các từ mỉa mai, châm chọc cũng làm tổn thương trẻ. Các từ như “đứa bé hỗn xược” hay “béo ị” hoặc xấu xa hơn nữa, đôi khi vẫn được các bậc cha mẹ sử dụng khi đứa trẻ ngỗ nghịch, hoặc nhằm “khích” bé. Thực tế, những lời khen ngợi tích cực thay đổi bé tốt hơn nhiều so với các lời mỉa mai.