Muôn cách lách luật để chơi game của trẻ em Trung Quốc

Quy định chơi game đối với thiếu niên ở Trung Quốc thuộc hàng nghiêm ngặt nhất thế giới. Chính phủ nước này từ lâu đã tuyên bố bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi chứng nghiện game bằng cách yêu cầu các công ty sản xuất hạn chế thời lượng chơi của người dưới 18 tuổi. Cụ thể, mỗi ngày, trẻ vị thành niên chỉ được chơi tối đa 90 phút. Vào kỳ nghỉ, thời gian được tăng lên ba tiếng.

Tuy nhiên, quy định trên không ngăn được trẻ em khỏi chơi điện tử và tiêu tiền vào game. Biện pháp càng được thắt chặt, các game thủ nhỏ tuổi càng "sáng tạo" nhiều cách đối phó.

"Do hạn chế về kỹ thuật, luôn luôn có những kẽ hở để trẻ vị thành niên lợi dụng nhập thông tin giả mạo, mua tài khoản người lớn hoặc sử dụng tài khoản của bố mẹ", Daniel Ahmad, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường game Niko Partners cho biết.

Muôn cách lách luật để chơi game của trẻ em Trung Quốc ảnh 1

Trung Quốc đưa ra các quy định chơi game từ năm 2007 nhưng các game thủ nhỏ tuổi vẫn luôn tìm cách lách luật. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc yêu cầu người chơi điện tử đăng ký tài khoản bằng tên thật. Để phục vụ nhu cầu của trẻ vị thành niên, ngành công nghiệp cung cấp thông tin giả mạo của người lớn ra đời. Việc mua bán các thông tin này dễ đến mức chỉ cần vào các nền tảng thương mại điện tử như Taobao hoặc Xianyu là thấy. 

Những ai không tự thao tác mà chúng có thể đi tới các quán điện tử đầy đủ máy móc với giá một tệ (0,14 USD) một giờ.

Đối với nhiều trò chơi, công đoạn lách luật còn đơn giản hơn. Năm ngoái, Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc phát hiện 17 trên 50 tựa game phổ biến nhất rất dễ bị đăng nhập bằng tài khoản giả.

Đại dịch Covid-19 khiến tình trạng trên nghiêm trọng hơn. Nhiều phụ huynh còn phát hiện con cái lấy tiền tiết kiệm để chơi điện tử. Theo Tân Hoa Xã, đợt phong tỏa, số phàn nàn về việc con tiêu tiền vào game gửi đến một hội đồng bảo vệ người tiêu dùng ở Thẩm Quyến tăng 360% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 14% cho biết con họ đã chi hơn 10.000 tệ (1.400 USD).

Để kiểm soát người chơi, hai gã khổng lồ trong làng game là Tencent và NetEase đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn, ví dụ đối chiếu thông tin tài khoản với dữ liệu của cảnh sát. 

Một số công ty cho phụ huynh quyền đăng xuất con khỏi game bất cứ khi nào họ muốn. Tencent còn sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao như nhận diện khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo để đảm bảo trẻ em tuân thủ quy định chơi game.

Đáp lại, các game thủ nhỏ tuổi nghĩ ra cách lén đăng ký tài khoản bằng tên mẹ, sau đó chờ mẹ ngủ để quét mặt đăng nhập. Một mẹo khác là nhờ một người lớn giả làm bố mẹ và gọi đến trung tâm dịch vụ khách hàng, nói rằng không cần hạn chế giờ chơi. Cũng có trường hợp trẻ tự giả giọng ông bà để liên hệ với công ty game.

Hiện các công ty như Tencent vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ thống chống nghiện game. 

"Trẻ vị thành niên sẽ luôn luôn tìm kiếm sơ hở để lách luật. Nhưng khi các biện pháp chống nghiện game tinh vi hơn, điều đó sẽ trở nên khó khăn", Ah Ahmad nhận định.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.