Muốn biết con thông minh đến đâu, nhìn ngay vào 2 đặc điểm này sẽ có câu trả lời

GD&TĐ - Kết quả học tập hay điểm kiểm tra IQ chỉ nên dùng làm số liệu tham khảo. Muốn biết mức độ thông minh của con em mình, các bậc phụ huynh chỉ cần đánh giá qua 2 tiêu chí dưới đây.

Muốn biết con thông minh đến đâu, nhìn ngay vào 2 đặc điểm này sẽ có câu trả lời

Để xác định con trẻ có thông minh hay không, nhiều gia đình sẽ nghĩ ngay tới việc cho các bé kiểm tra trắc nghiệm IQ.

Vì vậy, có không ít các bậc phụ huynh hết sức coi trọng điểm test IQ của con em mình, thậm chí còn lấy số liệu đó để đánh giá xem các bé thông minh đến đâu.

Trên thực tế, kết quả kiểm tra IQ của trẻ em chỉ nên được coi là số liệu tham khảo. Bởi trí thông minh của các bé đang trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện nhanh chóng nên không thể lấy kết quả kiểm tra của 1 lần test IQ để đoán định năng lực và tài năng.

Thay vì ép con học ngày học đêm, hãy rèn luyện và bồi dưỡng “trí thông minh đa nguyên”

Trí thông minh của trẻ em không chỉ thể hiện qua kết quả học tập hoặc các bài test IQ.

Sự thông minh của con trẻ chủ yếu bộc lộ ra ngoài thông qua hai kiểu.

Kiểu thứ nhất là các bé có thành tích học tập tốt, điểm số cao. Nhóm trẻ em thông minh theo dạng này thường dễ dàng được cha mẹ cùng thầy cô giáo phát hiện và coi trọng.

Kiểu thông minh thứ hai thể hiện thông qua việc các em làm cán bộ lớp hoặc đóng vai trò “thủ lĩnh” trong nhóm bạn bè. Điều này thể hiện sự thích ứng xã hội mạnh mẽ của con trẻ, bao gồm cả năng lực cạnh tranh, sức sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, ứng biến, hợp tác, điều phối…

Kiểu thông minh dạng này gọi là “trí thông minh đa nguyên”, nhưng lại không dễ được người lớn phát hiện và bồi dưỡng.

Năng động và nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội cũng là một kiểu thông minh nên được bồi dưỡng.

Mới đây, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ đã khẳng định: Nếu chỉ lấy sự cao thấp của thành tích học tập để tuyển chọn trẻ em ưu tú, thì sẽ có tới 70% những đứa trẻ sở hữu năng lực sáng tạo độc đáo không được lựa chọn”.

Trong khi đó, hầu hết các bậc phụ huynh tại nhiều nước châu Á đều có yêu cầu ất thành tích học tập mà không coi trọng việc bồi dưỡng, phát triển những năng lực khác của con cái.

Quan niệm có phần thiên lệch này chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bất lợi của các em khi bước vào xã hội sau này. Vì thế, chúng ta càng nên đề xướng và nhấn mạnh việc đào tạo “trí thông minh đa nguyên”.

Các bậc phụ huynh nên hiểu rõ hơn ai hết một sự thật, đó là con trẻ ngày hôm nay học tập cũng vì ngày mai có thể thích ứng tốt với cộng đồng và cống hiến cho xã hội.

Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý đào tạo nhiều năng lực cho con em mình ngay từ nhỏ để giúp các bé học được bản lĩnh sinh tồn.

Chớ nên quá đặt nặng vào kết quả của những bài kiểm tra hay chỉ số IQ, bởi trong quá trình nuôi dạy và săn sóc con cái, chúng ta mới là người hiểu rõ năng lực của con em mình hơn ai hết.

Hai yếu tố nòng cốt đánh giá mức độ thông minh của con trẻ

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá sự thông minh của con trẻ, trong đó có năng lực suy nghĩ, tư duy.

Như vậy, trẻ em sở hữu năng lực như thế nào thì được đánh giá là thông minh?

Những lý luận tâm lý học cho rằng, năng lực suy nghĩ là nòng cốt của trí thông minh. Để đánh giá sự thông minh của một đứa trẻ, chúng ta nên nhìn vào hai đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, suy nghĩ có sự linh hoạt

Sự linh hoạt của suy nghĩ chủ yếu bộc lộ khi phải đối mặt và giải quyết vấn đề.

Ví dụ, có một cậu bé 4 tuổi không may đem quả bóng đá vào hốc cây. Nhưng hốc cây ấy khá sâu, cậu không thể nào với được quả bóng.

Rất nhanh sau đó, cậu bé ấy nghĩ ra cách đổ nước vào hốc cây khiến quả bóng từ từ nổi lên và nhanh chóng lấy được nó.

Thông qua ví dụ này, có thể thấy suy nghĩ của cậu bé 4 tuổi ấy hết súc linh hoạt, bởi chỉ trong một thời gian ngắn mà có thể nghĩ ra biện pháp giải quyết vấn đề hết sức hữu hiệu.

Suy nghĩ linh hoạt có thể được phát triển thông qua nhiều hình thức đào tạo, mà mấu chốt là phải khiến cho các bé hình thành lối suy nghĩ tích cực và thói quen thích suy luận, tìm tòi.

Thói quen thích suy nghĩ và ham muốn tìm tòi sẽ nâng cao khả năng linh hoạt về suy nghĩ và tư duy ở các bé.

Thứ hai, tư duy có tính phân kỳ

Tư duy phân kỳ có thể hiểu là dùng những suy nghĩ bất đồng để đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho một vấn đề.

Dạy học sinh giải một đề bằng nhiều cách khác nhau cũng được xem là một hình thức rèn luyện lối tư duy này hết sức hiệu quả.

Để hiểu hơn về vai trò của tư duy này đối với trí thông minh, ta có thể nhìn vào ví dụ sau:

Một đứa trẻ 5 tuổi có thể kể ra hơn 30 công dụng của vải và 50 công dụng của nước trong một thời gian được coi là có tư duy phân kỳ rất tốt.

Hình thức tư duy này là một trong những biểu hiện của trí tưởng tượng phong phú. Bởi tưởng tượng là cả một quá trình, trong đó có sự liên tưởng giữa những điểm tương đồng và bất đồng của sự việc.

Theo Phunugiadinh.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.